Trước diễn biến dịch cúm gia cầm ngày càng phức tạp khi số người nhiễm virus H7N9 và thiệt mạng gia tăng nhanh chóng,ịchcmgiacầmhonhhnhởTrungQuốbản xếp hạng fifa Trung Quốc đang tăng cường các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch cúm, bao gồm cả việc cấm bán gia cầm sống. Một bệnh nhân cúm H7N9 đang được điều trị tại một bệnh viện ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Bắc, ngày 12-2-2017. Nhiều trường hợp nhiễm cúm đã xảy ra trên khắp Trung Quốc. Kể từ đầu năm đến 17-2 đã có ít nhất 269 người bị nhiễm cúm gia cầm H7N9, trong đó có 87 cas tử vong. Hầu hết các trường hợp nhiễm cúm H7N9 xảy ra tại vùng đồng bằng châu thổ sông Trường Giang và Châu Giang của Trung Quốc. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), H7N9 là một chủng cúm gia cầm đầu tiên được báo cáo xuất hiện ở Trung Quốc vào tháng 3-2013 và dịch bệnh này thường phát triển vào mùa đông hoặc mùa xuân. Các trường hợp mắc hầu hết có tiền sử phơi nhiễm với gia cầm sống tại các chợ buôn bán gia cầm hoặc với môi trường bị ô nhiễm do gia cầm mắc bệnh. Cúm gia cầm (cúm A/H7N9) đang lưu hành và gia tăng mạnh vào cuối năm 2016-2017 tại 13 tỉnh của Trung Quốc. Từ khi phát hiện (năm 2013) đến nay, thế giới ghi nhận 1.101 trường hợp mắc. Trong đó, Trung Quốc có 1.078 cas bệnh, Đài Loan 4 cas, Hồng Kông 16 cas, Malaysia 1 cas và Canada 2 cas. Bên cạnh đó, cúm A/H5N6 có 7 trường hợp mới ghi nhận tại Trung Quốc (tích lũy từ 2014 thì có 11 trường hợp nhiễm tại Trung Quốc). Theo ông Shu Yuelong, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh quốc gia, điều kiện thời tiết năm nay tạo điều kiện cho dịch bệnh phát triển nhanh hơn trước khoảng 1-2 tháng khiến công tác phòng ngừa gặp khó khăn hơn. Bên cạnh đó, dịch bệnh còn đến từ thói quen tiếp xúc với gia cầm sống tại các khu chợ mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ. Theo ông Ian MacKay, giáo sư về virus học tại Đại học Queensland, những con số do chính quyền Trung Quốc công bố dường như cho thấy đây là mùa dịch cúm gia cầm tồi tệ nhất từng được ghi lại. Ông MacKay nói chủng H7N9 khó phát hiện ở các loài gia cầm và chim vì chúng không có nhiều biểu hiện bị bệnh. Sự tăng vọt các trường hợp bị nhiễm có thể là do sự phản ứng chậm chạp về đợt dịch mới nhất. Trước tình trạng dịch bệnh leo thang, các nhà chức trách y tế Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh. Báo nhà nước Global Times hôm 15-2 cho biết một số tỉnh đã triển khai các biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của virus, cùng lúc việc bán gia cầm sống đã bị đình chỉ tại các thành phố của tỉnh Tứ Xuyên ở miền tây nam, tỉnh Hồ Nam ở miền trung và tỉnh Chiết Giang ở miền đông. Nhân dân Nhật báo cho biết việc đình chỉ có hiệu lực cho đến ngày 28-2 và tất cả các chợ gia cầm đã nhận lệnh phải vệ sinh và khử trùng kỹ lưỡng. Ngoài việc đóng cửa các chợ gia cầm, Ủy ban y tế quốc gia cũng đào tạo nhân viên y tế trong việc chẩn đoán sớm và điều trị cho những người nhiễm bệnh, hối thúc người dân tránh tiếp xúc với gia cầm sống. Trung tâm phòng chống bệnh dịch tại Trung Quốc cho biết, việc đóng cửa các chợ gia cầm sống vào thời điểm này giúp giảm số trường hợp nhiễm bệnh tại nhiều khu vực. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng cảnh báo, tỷ lệ nhiễm cúm gia cầm tại các trang trại ở Trung Quốc có thể cao hơn so với dự đoán, bởi vì chủng loại virus cúm gia cầm này rất khó phát hiện ở gà hay ngỗng. Gia cầm nhiễm chủng loại virus cúm H7N9 cũng ít hoặc không có dấu hiệu rõ rệt. Trung Quốc hiện là nước tiêu thụ gia cầm lớn nhì thế giới, do tình hình cúm gia cầm nghiêm trọng hơn dự báo đã khiến cả thị trường hoảng loạn, đẩy giá gia cầm tại các khu vực sản xuất chính trong nước xuống thấp nhất từ năm 2005. Giá gà sống trung bình tại các khu vực sản xuất lớn như Sơn Đông, Hà Nam, Hà Bắc, Cam Túc, Anh Huy và các tỉnh đông bắc hiện chỉ còn 5,28 NDT (0,76 USD) mỗi kg tuần này, thấp nhất hơn 10 năm. Hồi tháng 12 năm ngoái, giá này là 7NDT/kg. Việc này đã giáng đòn mạnh lên ngành công nghiệp gia cầm tại Trung Quốc - vốn đang khó khăn vì dư cung trong nước. Thịt gà là sự thay thế phổ biến và hợp túi tiền cho thịt lợn. Tuy nhiên, nhu cầu thịt gà những năm gần đây đã chịu ảnh hưởng từ các scandal an toàn thực phẩm và dịch cúm gia cầm. Cổ phiếu các hãng sản xuất thịt gia cầm lớn như Fujian Sunner đã giảm 12% năm nay, xuống đáy một năm. Trong khi đó, cổ phiếu hãng cung cấp gia cầm - Yisheng Poultry giảm 21%. Năm 2013, đợt bùng phát cúm gia cầm lớn đã khiến ngành nông nghiệp tại Trung Quốc thiệt hại hơn 6 tỉ USD. Tình hình dịch cúm A/H7N9 ở Trung Quốc đang tạo thành đợt dịch lớn thứ 5 kể từ năm 2013. Đợt dịch cúm gia cầm bùng phát mạnh tại Trung Quốc trong năm 2013, làm 36 người thiệt mạng và gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp khoảng 6,5 tỉ USD. NGUYỄN TẤN tổng hợp |