【ket qua nhật】Vùng ven chuyển mình
(CMO) 20 năm, khoảng thời gian không dài nhưng đủ để một thế hệ trưởng thành, có những suy tính chính chắn, xây dựng cuộc sống bằng sức lực sung mãn nhất. Cà Mau sau hơn 20 năm cũng thế, đang tạo dựng một nền tảng vững chãi để bứt phá, vươn lên phía trước.
Còn nhớ những năm 2007-2008, khi những chủ trương, quyết sách về xây dựng nông thôn mới vừa nhen nhóm để nâng cao hơn phong trào xây dựng đời sống văn hoá trước đó, Cà Mau còn bộn bề khó khăn. Nhất là ở những vùng ven, những xã mới tái lập và vùng giáp ranh với tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu.
Đường giao thông từ vàm Cái Sắn về xã Trí Phải và Trí Lực đã liên thông. Ảnh: THANH QUANG |
Vào thời điểm ấy, những xã vùng ven vừa mới “ra riêng” như: Trí Lực, Biển Bạch, Tân Bằng, Tân Lộc Đông của huyện Thới Bình; Khánh Thuận, Khánh Hoà của huyện U Minh, hạ tầng còn yếu kém, một bộ phận người dân còn nghèo khó và loay hoay chưa có hướng thoát nghèo bền vững. Chính vì lẽ đó, có lúc báo chí, bằng cái tâm của những nhà báo chân chính đã ví đó như là “những xã kỳ lạ nhất Cà Mau”.
Mà cũng lạ thiệt, theo phân tích, khi ấy có những xã nghèo nhất, nhỏ nhất, thu ngân sách ít nhất. Thậm chí thu ngân sách xã còn chưa bằng thu nhập của một nông dân nuôi tôm, nuôi cá chình, cá bống tượng. Sự ví von, nếu không hiểu hết ngọn ngành của nó đôi khi lại nảy sinh những chiều hướng, tư tưởng tiêu cực. Nhưng ở đây, sau những phép so sánh để nổi bật những điều mà dân còn thiếu, còn khổ... đã đánh động tới những tấm lòng và mở đường cho những chủ trương, quyết sách đến với những vùng quê “kỳ lạ” ấy.
Giáo dục đã ổn định trên vùng đất khó. (Ảnh chụp tại Trường Tiểu học Thới Thuận, xã Biển Bạch Đông). Ảnh: T.Q |
Ngày nay, cũng chính trên những cung đường nghèo khó ấy, những vùng quê “lạ nhất Cà Mau” 20 năm trước đã hoàn toàn đổi thay. Không còn nghèo nhất vì thu ngân sách ít nhất nữa; không còn lầy lội con đường đến trường của trẻ nhỏ; cũng không còn cảnh chạy gạo mùa giáp hạt... Tất cả đang chuyển hướng một tương lai tươi sáng - vùng nông thôn mới.
Với tỷ lệ hộ nghèo trên 47%, nghĩa là trong 100 hộ dân có đến 47 hộ nghèo, chưa kể tỷ lệ hộ cận nghèo vào năm 2009 của xã Khánh Thuận, những người lạc quan nhất ở U Minh ngày ấy cũng không ai ngờ Khánh Thuận sẽ lập nên kỳ tích như ngày nay. Sau 10 năm chia tách, đời sống người dân ngày càng được nâng lên. Năm 2009, thu nhập bình quân của xã chưa đến 10 triệu đồng/người, đến tháng 11/2017, con số này đã nâng lên 29 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm còn dưới 20%. Dù tỷ lệ hộ nghèo của Khánh Thuận còn cao, mức thu nhập đầu người còn thấp so với các xã khác, song nếu so với thời điểm "ra riêng" thì Khánh Thuận đã có bước nhảy vọt. Và kế hoạch của xã sẽ nâng mức thu nhập bình quân lên 50 triệu đồng vào năm 2020, mốc thời gian đó không còn xa nữa.
“Chúng tôi rất lạc quan về những thành quả kinh tế - xã hội đã đạt được. Thành quả này ngoài quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền còn có quyết tâm của từng hộ dân ở Khánh Thuận trong hành trình chinh phục đói nghèo. Giờ hạ tầng nông thôn, lưới điện quốc gia đã cung cấp đảm bảo trên 80% nhu cầu”, Chủ tịch UBND xã Khánh Thuận Nguyễn Thành Khẩn chia sẻ.
Tổ hợp tác đan đát xã Biển Bạch Đông đã hình thành và phát triển bền vững 27 năm qua. Ảnh: T.Q |
Phía bên kia bờ Bắc Tiểu Dừa, xã Khánh Hoà cũng đã và đang khẳng định tầm quan trọng của vùng quê năng động trong khơi dậy tiềm năng của đất - vùng sản xuất kép: mặn và ngọt. Phó Chủ tịch HĐND xã Khánh Hoà Lâm Hải Đăng tâm sự: “Nhân dân Khánh Hoà rất đồng lòng cùng địa phương hoàn thành nhiều công trình dân sinh quan trọng. Trong đó, nổi bật là ý chí vượt khó vươn lên trong các mô hình kinh tế bền vững, tham gia đóng góp xây dựng hạ tầng nông thôn và công trình công cộng với giá trị hơn 200 tỷ đồng”.
Gần 10 năm chia tách, Khánh Hoà đã thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội quan trọng. Từ địa phương có tỷ lệ hộ nghèo trên 20%, thu nhập bình quân đầu người hằng năm chưa đạt 15 triệu đồng, thì nay bình quân thu nhập đã trên 32 triệu đồng và hướng đến 50 triệu đồng vào năm 2020. Năm 2015, Khánh Hoà hân hoan về đích nông thôn mới.
Dọc con đường nhựa xuyên qua khu vực rừng tràm U Minh Hạ, bên dòng sông Trẹm, các xã Biển Bạch, Tân Bằng của huyện Thới Bình cũng đang trở mình. Khác với vùng đất thuộc lâm phần rừng tràm U Minh Hạ, phía bên kia bờ Đông dòng sông Trẹm là khu vực vùng trũng dễ bị tổn thương vì phèn, mặn. Nhiều năm qua, dọc theo tuyến kinh này, hàng ngàn hộ dân phải khắc khoải chống chọi với mùa hạn vì thiếu nước ngọt sinh hoạt. Nay tình trạng này không còn nữa. Công trình cấp nước tập trung với quy mô hoành tráng nhất vùng nông thôn Cà Mau được xây dựng ngay vàm Kinh 9, thuộc xã Tân Bằng.
Mùa “Tết” trên những mảnh ruộng ở Tân Bằng, Biển Bạch, Biển Bạch Đông đang rộn ràng niềm vui thu hoạch tôm càng xanh và lúa. Chỉ tính riêng năm nay, nông dân đã rũ bỏ tâm trạng phập phồng vì giá. Họ dần quen với nếp sản xuất cung ứng bao tiêu sản phẩm của những mô hình khép kín cánh đồng mẫu. Ví như, mùa này trên các cánh đồng tôm - lúa, thương lái đã vào tận ruộng đặt hàng thu mua lúa với giá từ 6.000 đồng/kg. Tôm càng xanh có bao nhiêu thương lái từ miệt Thứ, Kiên Giang và Hậu Giang, Cần Thơ cũng thu mua hết.
Không còn lạ lẫm vì nghèo khó, hạ tầng yếu kém như khi mới "ra riêng", bây giờ, có thể ngồi xe máy bon bon trên những cung đường xuyên qua “những vùng đất lạ”...
Phong Phú
|
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/003e799565.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。