欢迎来到88Point

88Point

【ket bong da anh】Thẳng thắn gắn với những giải pháp đột phá

时间:2025-01-26 00:12:30 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)

VHO - Bộ VHTTDL vừa có Báo cáo một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 7,ẳngthắngắnvớinhữnggiảiphápđộtpháket bong da anh Quốc hội khóa XV gửi các đại biểu Quốc hội, trong đó nêu rõ kết quả đạt được cũng như những thực trạng khó khăn, hạn chế, đồng thời đề xuất, kiến nghị nhiều giải pháp mang tính đột phá.

Về công tác tuyển chọn, đào tạo và chế độ chính sách đối với nghệ sĩ trong các lĩnh vực nghệ thuật; giải quyết việc làm cho nghệ sĩ sau thời kỳ biểu diễn đỉnh cao, Báo cáo cho biết, trong những năm qua, Bộ VHTTDL đã chủ động tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các Đề án Phát hiện, đào tạo học sinh, sinh viên (HSSV) phát triển tài năng trẻ văn hóa nghệ thuật có trình độ chuyên môn sâu, có đức, có tài, có khả năng sáng trở thành lực lượng văn nghệ sĩ nòng cốt, chủ đạo trong hoạt động văn hóa nghệ thuật của đất nước.

Thẳng thắn gắn với những giải pháp đột phá - ảnh 1
Để trở thành diễn viên múa, học sinh được đào tạo hết sức công phu từ 7-12 năm. Ảnh: T.H

Đề xuất viên chức lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại được xem xét về hưu sớm theo nguyện vọng...

Tính đến thời điểm 30.8.2023 đã có 585 HSSV được tuyển chọn theo học các lớp tài năng ở trình độ trung cấp, đại học, thuộc các lĩnh vực Âm nhạc, Mỹ thuật, Sân khấu, Điện ảnh, Múa, Xiếc và ngành Sáng tác văn học. Các cơ sở đào tạo đã tích cực bồi dưỡng, luyện tập cho HSSV theo học các lớp tài năng tham gia các cuộc thi nghệ thuật trong nước và quốc tế, thời gian qua đã có nhiều trường hợp đạt giải, trong đó có 18 giải quốc tế và 51 giải trong nước. Đến nay đã có 52 HSSV tài năng thuộc lĩnh vực múa, mỹ thuật, sân khấu - điện ảnh... đã tốt nghiệp, một số trường hợp được các đơn vị nghệ thuật, nhà hát mời về làm việc và áp dụng chế độ ưu tiên trong việc tuyển dụng theo quy định của pháp luật.

Hiện nay có 8 cơ sở đào tạo nước ngoài đang tổ chức đào tạo các lưu học sinh của Việt Nam theo Đề án đào tạo bồi dưỡng nhân lực văn hóa nghệ thuật ở nước ngoài đến năm 2030 theo Quyết định 1437 của Thủ tướng Chính phủ. Tính đến hết năm 2023, tổng số HS trúng tuyển là 56 trường hợp. Năm 2023, có 27 ứng viên trúng tuyển vào các lĩnh vực âm nhạc, sân khấu điện ảnh, múa và mỹ thuật. Hiện nay đã có 12 trường hợp tốt nghiệp đại học, thạc sĩ. Căn cứ báo cáo kết quả học tập do cơ sở đào tạo nước ngoài cung cấp, kết quả học tập của học viên đều đạt yêu cầu, một số học viên đạt kết quả giỏi, xuất sắc. Các trường hợp này sau khi về nước đều đang tham gia hoạt động nghệ thuật hoặc làm việc tại các cơ quan nghiên cứu về lĩnh vực nghệ thuật...

Bên cạnh những kết quả, Bộ VHTTDL cho biết vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Hiện nay, Nghị định số 140/2017/NĐ-CP về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ không quy định cho đối tượng là các sinh viên đạt giải thưởng quốc gia, quốc tế về văn hóa nghệ thuật, do đó khó khăn trong việc tuyển dụng tài năng lĩnh lực văn hóa nghệ thuật, chưa tạo sự công bằng giữa tài năng lĩnh vực văn hóa nghệ thuật với tài năng trong các lĩnh vực khác. Công tác tuyển dụng theo Đề án 1437 chưa đạt được mục tiêu đã đề ra, mới chỉ thực hiện được 3 đợt tuyển sinh trong các năm 2018, 2020 và 2023 do sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và một số thực trạng khác...

Thủ tục và các yêu cầu liên quan đến chi phí học tập của mỗi cơ sở đào tạo nước ngoài là khác nhau, dẫn đến công tác thanh quyết toán gặp nhiều khó khăn. Nhiều chi phí phát sinh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng không có cơ chế để thanh toán. Công tác tuyển chọn tài năng theo Đề án 1341 cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế về nguồn tuyển. Hằng năm, Bộ đều gửi thông báo tuyển ứng viên tới các địa phương, các cơ sở đào tạo nghệ thuật trên toàn quốc nhưng không nhận được hồ sơ dự tuyển, chỉ có hồ sơ từ các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ. Trên cơ sở đó, Bộ VHTTDL đã đề xuất nhiều kiến nghị, giải pháp quan trọng trong thời gian tới.

Đối với cơ chế, chính sách và giải quyết việc làm cho người lao động trong lĩnh vực nghệ thuật sau thời kỳ biểu diễn đỉnh cao, Báo cáo cho biết, Bộ đã tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách ưu đãi đối với HSSV lĩnh vực nghệ thuật. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Bộ VHTTDL cũng thẳng thắn cho biết một số tồn tại, hạn chế. Theo đó, chế độ tiền lương được tính cho phần lớn viên chức có chức danh nghề nghiệp diễn viên hạng IV từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06; diễn viên hạng III từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98. Qua khảo sát, đánh giá, hiện nay, đối với viên chức lĩnh vực nghệ thuật có thâm niên công tác, đã cống hiến 10 năm (trung bình ở độ tuổi 35) được nhận khoảng 5 triệu đồng sau khi trừ bảo hiểm xã hội, chỉ nhỉnh hơn mức lương tối thiểu vùng. Người lao động vừa được bổ nhiệm vào viên chức, ngạch diễn viên (trung bình ở độ tuổi 25), hệ số lương trung cấp của viên chức loại B bậc 1 sẽ là 1,86; trừ 10,5% bảo hiểm xã hội thì thu nhập có nguồn gốc từ lương mà người viên chức được nhận thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, không đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, ăn, ở và đi lại đối với người diễn viên...

Riêng về vấn đề tuổi nghỉ hưu, với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn theo quy định tại  Thông  tư  số  11/2020/TT-BLĐTBXH có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 năm so với tuổi nghỉ hưu quy định tại các văn bản này, trừ trường hợp pháp luật quy định khác. Với đặc thù nghệ sĩ, diễn viên được đào tạo hết sức công phu, lâu dài (từ 7 năm đến 12 năm, một số bộ môn từ 15-16 năm), tuổi đào tạo nghề thường từ 10 tuổi trở lên và phải có năng khiếu, thời gian hoạt động biểu diễn nghệ thuật rất ngắn, bình quân khoảng từ 15 năm đến 20 năm, khi đến độ tuổi từ 35 tuổi đến 40 tuổi (đối với nữ) và từ 40 tuổi đến 45 tuổi (đối với nam), khả năng biểu diễn bị suy giảm, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động chuyên môn của nghề biểu diễn như xiếc đế trụ, uốn dẻo, múa ballet...

Những người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn khi đã hết tuổi nghề nhưng chưa đủ tuổi để nghỉ hưu gặp khó khăn trong việc chuyển đổi vị trí việc làm từ diễn viên sang vị trí việc làm công chức, viên chức quản lý, hành chính vì không đáp ứng tiêu chuẩn thi, xét tuyển công chức, viên chức do đa số các diễn viên chỉ có bằng trung cấp nghề. Mặt khác, trên thực tế diễn viên hết tuổi nghề nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu thường mong muốn giải quyết chế độ để được nghỉ hưu sớm. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp đột phá thời gian tới, Bộ VHTTDL đề xuất xây dựng chính sách đối với viên chức lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn thuộc “Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm” được xem xét về hưu sớm theo nguyện vọng khi đã tham gia BHXH đủ 20 năm trở lên, mức hưởng lương hưu sẽ theo tỷ lệ đóng BHXH...

Chưa đảm bảo nguồn lực đầu tư đúng mức theo tinh thần Nghị quyết 08-NQ/TW

Xung quanh vấn đề về công tác tuyển chọn, đào tạo và chế độ, chính sách đối với vận động viên (VĐV) thể thao; giải quyết việc làm cho VĐV sau thời kỳ thi đấu đỉnh cao, Báo cáo cho biết: Với sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của toàn ngành thể thao, đặc biệt là sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, thể thao Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ; Bộ Chính trị đã khẳng định:

“Phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao được chú trọng, góp phần tăng cường sức khỏe, lối sống lành mạnh cho nhân dân. Nhà nước tăng cường nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất, tạo điều kiện để phát triển thể dục, thể thao quần chúng, giáo dục thể chất và thể thao trường học, thể thao chuyên nghiệp, đội ngũ VĐV, HLV thể thao thành tích cao đạt nhiều tiến bộ vượt bậc, tăng vị trí xếp hạng trong khu vực, châu lục và quốc tế”; đồng thời đặt ra nhiệm vụ: “Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng vận động viên, huấn luyện viên, cán bộ thể dục, thể thao đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới...” (Kết luận số 70-KL/TW ngày 31.1.2024 của Bộ Chính trị).

Đối với công tác tuyển chọn, đào tạo VĐV thể thao, bên cạnh nhiều kết quả tích cực, Báo cáo cũng đã chỉ ra những tồn tại và hạn chế. Đó là, đầu tư cho công tác đào tạo tài năng thể thao tuy có tăng hằng năm, song còn thấp so với nhu cầu; chưa đảm bảo nguồn lực đầu tư đúng mức theo tinh thần Nghị quyết 08- NQ/TW, dẫn đến sự hẫng hụt lực lượng VĐV kế cận trong các đội tuyển Quốc gia. Hệ thống các giải thi đấu thể thao trẻ trên phạm vi cả nước còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Tổ chức và hoạt động của một số Liên đoàn, Hiệp hội thể thao Quốc gia chưa thích nghi được với xu thế quốc tế, thiếu tính chủ động vì chưa có khả năng tự chủ về tài chính, do đó sự đóng góp vào công tác tuyển chọn, đào tạo tài năng thể thao chưa tương xứng với kỳ vọng. Chưa thu hút và phát huy được tiềm năng to lớn của các nguồn lực xã hội tham gia công tác phát hiện năng khiếu, tuyển chọn đào tạo và bồi dưỡng tài năng thể thao trẻ.

Một trong những nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới là trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Chiến lược phát triển thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, theo đó xác định tập trung đầu tư cho các môn, nội dung trọng điểm tham dự các kỳ ASIAD (ASIAD 20 năm 2026 tại Nhật, ASIAD 21 năm 2030 tại Qatar, ASIAD 22 năm 2034 tại Ả Rập Xê Út) và Olympic (Olympic năm 2024 tại Pháp, Olympic năm 2028 tại Mỹ, Olympic năm 2032 tại Úc) và các kỳ SEA Games. Ngoài ra, nghiên cứu xây dựng Đề án phát triển các môn thể thao trọng điểm trong giai đoạn đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045 để trình Thủ tướng Chính phủ, trong đó xác định mục tiêu, lộ trình, đối tượng, phương thức và giải pháp đầu tư cho từng nhóm môn và nội dung thể thao trọng điểm, ứng với từng kỳ Olympic và ASIAD. Đồng thời xác định địa bàn đào tạo để có hướng phân cấp, cộng đồng trách nhiệm giữa các cơ quan liên quan trong công tác đào tạo lực lượng VĐV trọng điểm.

Về vấn đề chế độ chính sách đối với VĐV thể thao, Báo cáo, với những kết quả đạt được thì so với nhiều nước trên thế giới, các chính sách đãi ngộ đối với VĐV thể thao ở nước ta còn hạn chế. Chế độ tiền lương đối với VĐV các đội tuyển trẻ, đội tuyển quốc gia theo Nghị định số 152/2018/NĐ-CP còn thấp. Tiền lương đối với VĐV thể thao thấp dẫn tới khó khăn trong thực hiện chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài trong lĩnh vực thể thao. Chế độ dinh dưỡng đối với VĐV thể thao còn thấp, khó đáp ứng đối với một số môn thể thao có cường độ tập luyện ở mức độ cao. Một số địa phương tuy đã áp dụng chế độ đặc thù đối với VĐV tài năng như hỗ trợ tiền lương đối với VĐV đạt thành tích cao tại các kỳ Đại hội thể thao quốc tế hoặc trong chu kỳ tập luyện để chuẩn bị tham dự Đại hội Thể thao quốc tế, nhưng đa số các địa phương chưa thể ban hành cơ chế đặc thù do nguồn lực đầu tư cho thể thao còn hạn chế.

Với vấn đề việc làm cho vận động viên sau thời kỳ thi đấu đỉnh cao, Bộ VHTTDL đã tham mưu đề xuất Chính phủ ban hành một số Nghị định quan trọng. Trong thời gian tới tiếp tục tập trung rà soát, nghiên cứu và phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong việc quan tâm hỗ trợ đào tạo nghề cho VĐV để sau thời kỳ thi đấu đỉnh cao sẽ đáp ứng đủ điều kiện tuyển chọn vào vị trí việc làm phù hợp. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý, điều hành, tổ chức các hoạt động thể thao chuyên nghiệp cho các VĐV để đáp ứng yêu cầu về năng lực, chuyên môn làm việc trong các tổ chức xã hội nghề nghiệp về thể thao, các tổ chức thể thao ngoài công lập.

Thẳng thắn gắn với những giải pháp đột phá - ảnh 2
Đồng bào dân tộc Cơ Tu giới thiệu nghề đan lát tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: BẢO LÂM

Đề nghị sớm phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa

Về việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp kích cầu, phục hồi du lịch năm 2024 và những năm tiếp theo; giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đêm, Báo cáo cho biết: Sau tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, Quốc hội về tập trung phục hồi phát triển kinh tế, xã hội nói chung, phục hồi và thúc đẩy phát triển du lịch nói riêng, Bộ VHTTDL đã chủ động, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp triển khai các giải pháp đồng bộ nhằm kích cầu du lịch nội địa, thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Quá trình phục hồi, thúc đẩy phát triển du lịch được Bộ VHTTDL, các Bộ, ngành, địa phương triển khai nghiêm túc, tích cực, trên cơ sở bám sát Nghị quyết số 08- NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Luật Du lịch 2017, các Nghị quyết của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phát triển du lịch với phương châm “Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện và đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường vệ sinh sạch và đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”...

Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp và sự ủng hộ của nhân dân, công tác phục hồi, thúc đẩy phát triển du lịch sau đại dịch Covid-19 đã đạt kết quả tích cực, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Năm 2023, tổng số khách du lịch quốc tế đạt 12,5 triệu lượt khách, vượt mục tiêu đề ra (8 triệu lượt), đạt mục tiêu đã điều chỉnh; tổng số khách du lịch nội địa ước đạt 108 triệu lượt khách, vượt 5,8% so với kế hoạch năm. Tổng thu từ du lịch ước đạt 672 nghìn tỉ đồng, vượt 3,38% so với kế hoạch năm 2023. Tính đến hết tháng 4.2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt (tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023), tổng lượng khách du lịch nội địa đạt 40,5 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt 273 nghìn tỉ đồng. Toàn ngành tiếp tục nỗ lực phấn đấu, hoàn thành mục tiêu năm 2024 đón 17 - 18 triệu lượt khách quốc tế; phục vụ 110 triệu lượt khách nội địa (trong đó có khoảng 72,5 triệu lượt khách có lưu trú); tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 840 nghìn tỉ đồng. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Báo cáo cũng thẳng thắn nhìn nhận rằng, ngành Du lịch đang còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: Một số thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm của Việt Nam vẫn chưa phục hồi được như trước dịch (Nga, Nhật, Tây Âu) do tình hình kinh tế, chính trị thế giới có nhiều biến động. Nguồn nhân lực du lịch vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, cơ cấu nguồn nhân lực về chất lượng và số lượng vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau dịch Covid-19, vẫn còn tình trạng thiếu hướng dẫn viên đối với các thị trường trọng điểm, các thị trường mới nổi như Ấn Độ. Sản phẩm du lịch tuy được cải thiện nhưng còn thiếu những sản phẩm mới, đặc sắc nổi bật, thiếu các khu phức hợp vui chơi giải trí - nghỉ dưỡng - mua sắm - ẩm thực hiện đại, quy mô quốc tế. Sản phẩm du lịch đường biển, đường sông còn thiếu cảng khách chuyên biệt, bến thủy, môi trường kênh rạch chưa đảm bảo, ảnh hưởng đến việc phát triển tuyến du lịch đường biển, đường thủy nội đô...

Quan điểm phát triển trong thời gian tới được Báo cáo nhấn mạnh: Chú trọng chất lượng tăng trưởng và tính chuyên nghiệp của ngành du lịch; sự liên kết vùng, giữa các địa phương trong phát triển du lịch; sự liên kết giữa phát triển du lịch với các ngành khác trong chuỗi giá trị; gắn với phát triển xanh, bền vững gắn theo phương châm “lấy trải nghiệm của khách du lịch làm trung tâm”... Đối với phát triển sản phẩm du lịch đêm, trong thời gian tới, Bộ VHTTDL sẽ phối hợp với các tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm mô hình sản phẩm du lịch đêm tại 12 địa phương là địa bàn trọng điểm phát triển du lịch, theo đó tập trung triển khai một số nội dung trọng tâm: Xây dựng Quy hoạch phát triển sản phẩm du lịch đêm; Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách phát triển sản phẩm du lịch đêm; Tổ chức triển khai và quản lý các hoạt động du lịch đêm; Thu hút nguồn lực đầu tư; Định hướng thị trường và tổ chức xúc tiến quảng bá; Ứng dụng công nghệ thông tin...

Với nhóm vấn đề về chính sách đặc thù, thu hút đầu tư cho hoạt động VHTTDL vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, Báo cáo cho biết, nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân, gắn với xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, trong thời gian qua, Bộ VHTTDL đã ban hành theo thẩm quyền nhiều các đề án, chương trình quan trọng, và đã, đang mang lại hiệu quả tích cực. Về việc thu hút đầu tư cho hoạt động VHTTDL vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Bộ VHTTDL nhấn mạnh hiện còn gặp một số khó khăn nhất định. Lĩnh vực VHTTDL không thuộc nhóm ngành nghề ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, không thuộc nhóm lĩnh vực được áp dụng đầu tư theo phương thức PPP theo quy định của Luật PPP. Vừa qua, Quốc hội đã thông qua một số Nghị quyết về cơ chế chính sách đặc thù cho các địa phương, trong đó cho thí điểm thực hiện hình thức đầu tư PPP đối với lĩnh vực văn hóa (tại TP.HCM, Nghệ An).

Luật Thuế  thu  nhập  doanh nghiệp quy định các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là các khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, khắc phục hậu quả thiên tai..., không có lĩnh vực văn hóa. Hiện tại, dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo đã đề cập nội dung này. Luật Quản lý, sử dụng tài sản công hiện chưa có quy định chi tiết về tài sản kết cấu hạ tầng văn hóa, hạ tầng thể thao. Việc tổ chức các hoạt động VHTTDL vùng đồng bào DTTS và miền núi chưa được thường xuyên, hiệu quả do thiếu thiết chế văn hóa, thể thao tại cơ sở; thiếu đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, hướng dẫn viên thể dục thể thao cơ sở nên chưa đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh phong trào tập luyện các môn thể thao dân tộc...

Trong thời gian tới, Bộ VHTTDL đề nghị Quốc hội xem xét, cho ý kiến và phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035. Đề nghị các Bộ, ngành tiếp tục quan tâm tới lĩnh vực văn hóa trong quá trình rà soát, nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách về thuế, tín dụng, đất đai, cơ chế tài chính, cơ chế khuyến khích sáng tạo trong các luật chuyên ngành để tạo điều kiện huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển văn hóa. Đề xuất xây dựng chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công đối với tài sản kết cấu hạ tầng văn hóa, thể thao mang tính đặc thù; sửa đổi, bổ sung pháp luật về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, hoàn thiện quy định về dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước bảo đảm đồng bộ, phù hợp với thực tiễn...

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: