【xem tỷ số cúp c2】Tuyển sinh đại học: Hẹp cửa cho các trường tổ chức thi riêng
Thi tốt nghiệp THPT 2020: Nội dung chủ yếu trong chương trình lớp 12 | |
Nhiều điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh Đại học,ểnsinhđạihọcHẹpcửachocáctrườngtổchứcthiriêxem tỷ số cúp c2 Cao đẳng năm 2020 | |
Thi tốt nghiệp THPT: Thay đổi thế nào từ năm 1970 đến nay? |
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ diễn ra vào tháng 8. Ảnh: ĐH |
Quy chế tác động chủ yếu đến cán bộ, ít tác động đến thí sinh
Do tình hình dịch bệnh, quy chế tuyển sinh năm nay quy định, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ lùi lại vào tháng 8/2020. Theo đó, công tác tuyển sinh của các trường đại học cũng phải điều chỉnh phù hợp.
Theo PGS Nguyễn Thu Thủy, quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT), việc tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp THPT với các đề thi giảm độ khó (nhưng vẫn có tính chất phân hóa) thực chất không gây ảnh hưởng tới hầu hết các cơ sở giáo dục đại học vẫn chủ yếu sử dụng phương án xét tuyển dựa trên kết quả học tập qua học bạ, cũng như sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Với chủ trương tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp THPT an toàn, chặt chẽ, minh bạch, các trường đại học vẫn có căn cứ để xét tuyển theo các tổ hợp.
PGS Nguyễn Thu Thủy thông tin thêm, trong đề án tuyển sinh của mình, hầu hết các trường vẫn xác định sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào đại học, đồng thời kết hợp với các phương thức tuyển sinh đa dạng khác. Năm 2020, để công tác tuyển sinh được ổn định, giảm thiểu thí sinh ảo cho các trường, việc lọc ảo chung toàn hệ thống đảm bảo thí sinh chỉ trúng tuyển ở một nguyện vọng ưu tiên cao nhất, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục hỗ trợ thí sinh trong việc đăng ký xét tuyển và hỗ trợ các trường trong công tác xét tuyển và lọc ảo.
Theo ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lí chất lượng (Bộ GD&ĐT), quy chế tuyển sinh năm nay chủ yếu tác động đến cán bộ, giáo viên tham gia kỳ thi (trong công tác chuẩn bị, coi thi, chấm thi,…) chứ không tác động nhiều đến thí sinh. Do vậy, thí sinh không cần lo lắng, nên tập trung vào việc học tập và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Còn đối với các địa phương, công tác chuẩn bị cho kỳ thi về cơ bản như năm 2019.
Ông Trinh cũng đề nghị các sở GD&ĐT chủ động rà soát tất cả các khâu như: Địa điểm thi; công tác in sao, vận chuyển đề thi; chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị (camera, hạ tầng công nghệ thông tin, máy quét phục vụ chấm thi…); địa điểm chấm thi; chuẩn bị điều động cán bộ coi thi, cán bộ chấm thi theo tinh thần địa phương chủ trì tổ chức kỳ thi này. Ngay sau khi ban hành quy chế, Bộ GD&ĐT sẽ có văn bản hướng dẫn và tổ chức tập huấn đầy đủ, nghiêm túc cùng với các tài liệu hỗ trợ để bảo đảm nếu địa phương thực hiện nghiêm túc quy trình, quy định thì kỳ thi sẽ được tổ chức thành công tại địa phương mình.
Nhiều trường chưa chốt phương án
Quy chế tuyển sinh năm 2020 quy định cơ sở đào tạo đại học muốn tổ chức thi riêng cần đáp ứng các điều kiện sau: Có bộ phận độc lập chuyên trách thực hiện chức năng tổ chức thi tuyển sinh; Bảo đảm nhân lực đáp ứng các yêu cầu về năng lực quản lý và chuyên môn để tổ chức tốt kỳ thi riêng; Có ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa và/hoặc tự luận đủ lớn để xây dựng đề thi cho việc tổ chức thi trong mỗi lần thi; Phải ban hành quy chế thi tuyển sinh của trường gồm quy trình tổ chức và các quy định liên quan; Có đề án tổ chức thi tuyển sinh; Có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo số lượng, chất lượng phù hợp với quy mô, hình thức tổ chức thi...
Theo nhiều chuyên gia, quy chế tuyển sinh năm nay đặt ra yêu cầu với các trường tổ chức thi tuyển sinh riêng rất giống với các tiêu chuẩn của trung tâm khảo thí ngoại ngữ quốc gia độc lập... Những quy định quá chi tiết vậy, hầu hết các trường không thể đáp ứng đủ yêu cầu trong thời gian ngắn. Thực tế cho thấy, để có được ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa cũng như đội ngũ cán bộ chấm thi trong kỳ thi THPT quốc gia những năm trước, Bộ GD&ĐT phải huy động nguồn cán bộ từ nhiều trường đại học, trường phổ thông mới đáp ứng được. Vì vậy, quy định khi trường đại học tổ chức thi riêng phải tự túc bảo đảm các yêu cầu trong quy chế là quá khó với các trường. Do đó, với những quy định trên, nhiều trường tốp đầu dự kiến tổ chức thi riêng đã nhanh chóng điều phương án tuyển sinh sang xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT. Đơn cử, trường như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Ngoại thương đã thông báo hủy kỳ thi đánh giá năng lực. Tương tự, trường Đại học Bách khoa Hà Nội… gần đây cũng đã phải thông báo điều chỉnh kế hoạch tuyển sinh phù hợp với quy chế tuyển sinh.
Đặc biệt, các trường đại học khối Y dược đã họp bàn dự kiến tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh, song đến nay kế hoạch này cũng đã được các trường hủy bỏ, chuyển sang thực hiện xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT và một số tiêu chí phụ. Tuy nhiên, hiện nhiều trường vẫn chưa chốt phương án tuyển sinh cụ thể.
Theo TS Nguyễn Hải Ninh, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Y dược Hải Phòng, dù các trường khối ngành Y dược đã quyết định không tổ chức kỳ thi riêng, nhưng đến thời điểm hiện tại trường vẫn chưa chốt được phương án tuyển sinh cho năm 2020. Trước đó trường Đại học Y dược Hải Phòng nghiêng về phương án phối hợp với các trường cùng khối ngành để tuyển sinh riêng. Tương tự, trường Đại học Y dược Thái Bình dự kiến trong tuần này họp để bàn về phương án tuyển sinh. Nhà trường dự kiến dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020. Trường hợp có sử dụng tiêu chí phụ để xét tuyển, có lẽ sẽ dựa vào học bạ của thí sinh chứ không tổ chức kỳ thi riêng.
Từ đó, đã có nhiều ý kiến cho rằng, quy chế tuyển sinh năm nay của Bộ GD&ĐT đã đặt ra các điều kiện ngặt nghèo đối với những trường tổ chức thi tuyển riêng. Trước ý kiến này, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng, tự chủ không có nghĩa “muốn làm gì thì làm”, việc Quy chế tuyển sinh 2020 bổ sung các điều kiện quy định với những trường muốn tổ chức thi để tuyển sinh riêng là nhằm tăng cường công cụ quản lý nhà nước để đảm bảo các kỳ thi riêng diễn ra nghiêm túc, minh bạch, đúng quy định, đảm bảo chất lượng.
Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, việc quy chế đưa ra “hàng rào” để “siết” đối với tuyển sinh riêng là cần thiết trước thực tế thí sinh đang lo lắng sợ phải trải qua nhiều lần thi với nhiều hình thức tuyển sinh khác nhau, trong khi đó nhiều trường đại học dự kiến tự tổ chức thi tuyển nhưng chưa công bố thi thế nào. PGS TS Trần Xuân Nhĩ cho rằng: "Tự chủ cũng phải có sự hướng dẫn, đủ điều kiện nào thì mới tự chủ chứ không phải muốn làm gì thì làm. Bộ GD&ĐT quy định quy chế tuyển sinh riêng đối với các trường nhằm đảm bảo chất lượng đầu vào. Bộ GD&ĐT cũng khẳng định, quy chế tuyển sinh năm nay siết các điều kiện về tổ chức tuyển sinh riêng là nhằm mục đích đảm bảo khách quan, minh bạch, bình đẳng giữa các trường”. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Dự báo thời tiết 17/9: Miền Bắc nắng gián đoạn, khả năng mưa chiều tối
- ·Viện Chuyển đổi quốc gia Ấn Độ đề xuất sáng kiến hợp tác với Việt Nam
- ·Ngoại hình trẻ đẹp và tâm hồn đồng điệu với con dâu của mẹ chồng Á hậu Thùy Dung
- ·OPEC+ cân nhắc việc cắt giảm thêm sản lượng để cứu giá dầu
- ·Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là sở thích!
- ·Ngày 16/12: Giá thép tiếp tục giảm trên Sàn giao dịch Thượng Hải
- ·Nền tảng “sức khoẻ” để các chuỗi cung ứng hoạt động bền vững
- ·Xuất khẩu vào Anh: Cần sẵn sàng thay đổi, thích nghi để nắm bắt cơ hội
- ·Trèo lên mái tôn nhặt bóng, một học sinh bị điện giật tử vong
- ·Bắt đầu hành trình xây dựng thương hiệu chanh leo Việt Nam tại Australia
- ·Đề nghị kỷ luật nguyên Trưởng Công an TP Chí Linh Lê Văn Thoan
- ·Lâm Bảo Châu thừa nhận bị bạn gái hơn 12 tuổi Lệ Quyên lừa
- ·NSƯT Phi Điểu, Đan Trường vào vai bà cháu khiến khán giả xúc động
- ·Ngành Tài chính tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính đối với công chức, viên chức
- ·VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
- ·Nhạc sĩ Tôn Thất Lập qua đời
- ·Ký ức ngọt ngào tập 9: Châu Gia Kiệt bị cha đuổi khỏi nhà vì đam mê ca hát
- ·Thị trường nông sản tuần qua: Giá gạo Việt Nam xuất khẩu ổn định
- ·Giám đốc Công an Hòa Bình công khai số điện thoại, mạng xã hội để nhận phản ánh
- ·Doanh nghiệp khai khoáng và dầu khí tăng trưởng lợi nhuận mạnh nhất trên HNX