游客发表

【soi kèo thẻ phạt】Số ca nhiễm Covid

发帖时间:2025-01-10 16:05:11

BPO - Theốcanhiễsoi kèo thẻ phạto trang thống kê worldometers.info, thế giới đã ghi nhận hơn 10,1 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó số ca tử vong đã vượt qua con số 500.000. Đây là cột mốc cho thấy tốc độ lây nhiễm khủng khiếp của dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, số người nhiễm bệnh trên thực tế có thể còn cao hơn khi nhiều quốc gia trên thế giới vẫn chưa có đủ điều kiện để thực hiện xét nghiệm cho người dân trên diện rộng.

Mỹ vẫn đang là nước dẫn đầu thế giới về số người nhiễm bệnh Covid-19 với hơn 2,5 triệu trường hợp, trong đó có hơn 125.000 người tử vong. Đứng thứ hai là Brazil với hơn 1,3 triệu người nhiễm bệnh và hơn 57.000 người tử vong.

Tại Mỹ đã chứng kiến hàng loạt bang có số ca nhiễm Covid-19 theo ngày cao kỷ lục. Trước tình hình đó, một số bang ở Mỹ đã quyết định dừng kế hoạch mở cửa vì lo ngại bùng phát dịch. Đến nay đã có tới 13 bang dừng mở cửa do lo dịch bệnh quay lại. Người ta lo ngại nếu để dịch bệnh bùng phát thêm lần nữa, chắc chắc hệ thống y tế tại Mỹ sẽ lại rơi vào tình trạng quá tải, thậm chí mất kiểm soát.

Mỹ Latinh đã có hơn 2 triệu người nhiễm Covid-19, số ca tử vong đã vượt quá 100.000 người, trở thành điểm “nóng” toàn cầu mới về đại dịch và các chợ buôn bán thực phẩm là những ổ dịch lây lan. Do sự yếu kém của hệ thống y tế, bất bình đẳng xã hội và tỷ lệ người nghèo cao, nhiều quốc gia trong khu vực đang ghi nhận sự gia tăng đáng kể các ca nhiễm mới trong những tuần gần đây, khiến Mỹ Latinh này trở thành một trong những khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất của dịch Covid-19.

Các chuyên gia lo ngại dịch bệnh không được kiểm soát và khó khăn kinh tế càng làm suy yếu khả năng chống chọi của khu vực này nếu chính phủ các nước không có những biện pháp quyết liệt hơn, cũng như cần sự hỗ trợ tích cực của quốc tế.

Bộ Y tế Nam Phi thông báo đã ghi nhận 7.210 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, mức cao nhất trong một ngày kể từ khi dịch bùng phát tại nước này hồi đầu tháng Ba. Với các ca trên, tổng số ca nhiễm tại Nam Phi hiện là 131.800 ca.

Bang Victoria của Australia sáng 28-6 ghi nhận thêm 49 ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 19 ca chưa xác định được nguồn lây nhiễm. Victoria là bang duy nhất ở Australia có số lượng ca nhiễm hàng ngày tăng, lên mức 2 con số trong hơn một tuần qua. Giới chức y tế bang hy vọng con số này sẽ đạt đỉnh và giảm xuống trong vài ngày tới, sau khi chính quyền bang siết chặt hạn chế về số người được tụ tập tại nhà riêng các gia đình. Hàng trăm binh lính quân đội đã được triển khai để hỗ trợ kiểm soát dịch.

Tại Campuchia, Bộ Y tế nước này ngày hôm nay thông báo 2 ca nhiễm mới nhập cảnh, nâng tổng số ca nhiễm của nước này lên 141 ca. Đó là hai nam thanh niên 15 và 23 tuổi, đều đến từ Malaysia trên chuyến bay thẳng ngày 26-6. Hai bệnh nhân đang được điều trị tại Trung tâm Y tế Chak Angre, phía Nam thủ đô Phnom Penh.

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) ngày 28-6 thông báo đã ghi nhận 17 ca nhiễm mới tại đại lục trong ngày 27-6, trong đó có 14 ca lây nhiễm trong nước và ba ca từ nước ngoài nhập cảnh. Toàn bộ các ca nhiễm trong nước đều được ghi nhận tại thủ đô Bắc Kinh. Không ghi nhận ca tử vong mới.

Cùng ngày, Cơ quan Quản lý và Phòng chống Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cho biết nước này ghi nhận thêm 62 ca, nâng tổng số ca nhiễm của cả nước lên 12.715 ca, trong đó 282 ca tử vong. Khu vực đô thị (Seoul và vùng phụ cận) đã xuất hiện làn sóng lây nhiễm thứ hai. KCDC cảnh báo Hàn Quốc cần chuẩn bị cho một cuộc chiến chống dịch kéo dài. Kể từ khi Hàn Quốc nới lỏng lệnh "giãn cách xã hội" vào ngày 6-5 vừa qua, tại nước này xuất hiện các cụm lây nhiễm lẻ tẻ.

Trong một diễn biến khác, Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Amit Shah và Thủ hiến Delhi Arvind Kejriwal ngày 28-6 đã đi thị sát bệnh viện dã chiến với quy mô hơn 10.000 giường bệnh mới được thiết lập ở thủ đô New Delhi. Đây là bệnh viện dã chiến điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 lớn nhất thế giới và hiện đã sẵn sàng đón nhận khoảng 2.000 bệnh nhân. Bệnh viện có tổng cộng 10.208 giường bệnh được làm từ những vật liệu tái chế, với 10% trong số đó được trang bị các thiết bị hỗ trợ thở oxy. Bệnh viện sẽ điều trị các bệnh nhân Covid-19 có các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình.

Một thông tin khác rất đáng chú ý, liên quan đến việc nghiên cứu và sản xuất vắcxin phòng Covid-19. Ngày hôm qua, Hội nghị quốc tế trực tuyến gây quỹ chống Covid-19 mang tên “Mục tiêu toàn cầu: Đoàn kết vì tương lai”, đã quyên góp thêm được hơn 6 tỷ euro, nâng tổng số tiền cam kết từ ngày 4-5 đến nay gần 16 tỷ euro để sản xuất vắc-xin. Trong đó hỗ trợ bằng các khoản vay hoặc tiền đến từ các quốc gia châu Âu, Mỹ,... Các nước khác cam kết, nếu bào chế vắcxin chống Covid-19 thành công, tất cả mọi người đều có quyền tiếp cận.

Tại Hội nghị quốc tế gây quỹ chống Covid-19, với sự tham gia của 40 quốc gia, các chuyên gia khẳng định chưa thể xóa bỏ hoàn toàn các biện pháp phòng bệnh nếu chưa có vắcxin. Số tiền quyên góp sẽ được sử dụng để tiến hành các xét nghiệm Covid-19, điều trị và bào chế vắcxin, hỗ trợ những nước nghèo và những người yếu thế. Đến thời điểm này dù nhiều quốc gia, công ty sản xuất vắc-xin tuyên bố đã tiến hành các cuộc thử nghiệm lâm sàng, tiền lâm sàng vắcxin phòng Covid-19, nhưng chưa có một loại vắc-xin nào ra đời. Các nhà nghiên cứu dự đoán, ít nhất phải sang năm 2021 mới có vắc-xin phòng Covid-19 đầu tiên.

Hãng Genomtec của Ba Lan ngày 25-6 cho biết đang triển khai sản xuất các bộ xét nghiệm mới virus SARS-CoV-2 có độ chính xác như các sản phẩm đang có trên thị trường, nhưng thời gian xét nghiệm được rút ngắn chỉ còn 11 phút. Trước mắt, công ty còn phải qua quá trình kiểm định trước khi sản xuất hàng loạt. Dự kiến, bộ xét nghiệm của Genomtec sẽ được tung ra thị trường vào năm 2022, nhưng cũng có thể ngay trong năm 2021.

* Ở Việt Nam, chiều nay (28-6), Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết không có thêm ca nhiễm mới trong ngày, đến thời điểm này đã có 330/355 bệnh nhân Covid-19 ở nước ta được chữa khỏi bệnh, chiếm 93% tổng số ca bệnh. Đến nay, đã 73 ngày Việt Nam không có ca nhiễm Covid-19 ở cộng đồng.

Nam phi công người Anh đã tự thở tốt, đang trong giai đoạn phục hồi chức năng toàn diện để đánh giá các tiêu chí an toàn trước khi cho phép xuất viện và hồi hương bằng đường hàng không. Bệnh nhân đã tự thở khí phòng, đã cai máy thở 16 ngày, các chỉ số khác bình thường và giao tiếp tốt bằng lời nói. Hiện sức cơ 2 tay bình thường, sức cơ 2 chân 4-5, tự xoay trở trên giường, tự ngồi dậy được, chịu lực hai tay trên khung tập tự đứng dậy và bước được vài bước. Bệnh nhân tự ăn uống qua miệng. Chức năng gan, thận, tim mạch, men tụy bình thường.

    热门排行

    友情链接