Mở rộng cơ sở thuế,ụcThuếTPHàNộiThungânsáchtiếntớimốctỷđồkết quả ukraine hôm nay chống thất thu thương mại điện tử
Mặc dù trong bối cảnh dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn, tuy nhiên với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, tổng số thu ngân sách nhà nước năm 2021 trên địa bàn do Cục Thuế TP. Hà Nội thực hiện đạt 241.401 tỷ đồng, đạt 111,3% dự toán pháp lệnh. Có được kết quả trên, ngoài sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, người nộp thuế, cục thuế đã mở rộng cơ sở thuế để tăng thu ngân sách, tăng cường chống thất thu từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
Do dịch Covid-19, nên để hoàn thành dự toán được giao, Cục Thuế TP. Hà Nội đã đề ra chương trình, giải pháp triển khai linh hoạt trong thanh tra, kiểm tra thuế. Thay vì thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, cục thuế đã tăng cường kiểm tra tại bàn trên cơ sở hồ sơ khai thuế của người nộp thuế, kiểm tra theo chuyên đề đối với các lĩnh vực rủi ro như chuyển nhượng vốn, giao dịch liên kết, chuyển giá, chuyển nhượng bất động sản, nhà đất, thương mại điện tử, hoàn thuế... Báo cáo cho thấy, năm 2021 cục thuế đã hoàn thành 16.217 cuộc thanh tra, kiểm tra, tổng số truy thu, truy hoàn và phạt là 2.470 tỷ đồng; giảm thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 358 tỷ đồng; giảm lỗ 7.190 tỷ đồng.
Số thu ngân sách từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng, giúp Hà Nội tăng thu ngân sách. |
Ông Nguyễn Tiến Trường - Phó Cục trưởng Cục Thuế TP. Hà Nội cho biết, để tăng thu ngân sách, cục thuế đã khai thác, mở rộng nguồn thu thông qua việc nắm bắt những phương thức sản xuất kinh doanh mới, đặc biệt là các hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số, triển khai hiệu quả các chuyên đề chống thất thu, chống gian lận hoàn thuế, chống xói mòn cơ sở thuế.
“Năm 2021, chúng tôi đã tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử bằng việc chủ động kiểm soát, đưa vào quản lý bài bản các trường hợp này nhằm mở rộng cơ sở thu. Kết quả là đã thu được 110 tỷ đồng tiền thuế của 5 nhóm đối tượng có các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, bao gồm: cá nhân có thu thập từ các tổ chức nước ngoài (Google, Facebook, Apple…); cá nhân có hoạt động bán hàng online; chủ cơ sở cho thuê nhà trực tuyến qua ứng dụng; đơn vị chi trả thanh toán cho các dịch vụ điện tử của đơn vị nhà thầu nước ngoài; doanh nghiệp, tổ chức, sàn giao dịch thương mại điện tử như Sendo, Lazada, Shoppe” - ông Trường chia sẻ.
Dự toán thu nội địa năm 2022 cao nhất cả nước
Năm 2022 Cục Thuế TP. Hà Nội được giao dự toán thu ngân sách là 281.830 tỷ đồng, cao nhất cả nước về số thu nội địa. Với dự toán trên, thu ngân sách của cục thuế ngày càng tiến gần đến mốc 300.000 tỷ đồng/năm. Lãnh đạo Cục Thuế TP. Hà Nội cho biết, mặc dù dự toán thu ngân sách năm 2022 khá cao, nhưng với sự quan tâm, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành liên quan, cán bộ công chức Cục Thuế TP. Hà Nội với tinh thần đoàn kết, nhất trí, quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác thuế năm 2022.
Chống thất thu đối với hoạt động chuyển nhượng vốn Để đảm bảo hoàn thành dự toán năm 2022, Cục Thuế TP. Hà Nội tiếp tục tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra - kiểm tra, chống thất thu; tập trung vào các lĩnh vực rủi ro cao về thuế như: kinh doanh qua mạng, thương mại điện tử, các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, chuyển nhượng vốn, doanh nghiệp kinh doanh lỗ nhiều năm liên tục có dấu hiệu chuyển giá...; đôn đốc người nộp thuế nộp đầy đủ, kịp thời theo kết luận thanh tra, kiểm tra thuế, cũng như kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán. |
Đề cập đến nhiệm vụ, giải pháp trong năm 2022, ông Mai Sơn - Cục trưởng Cục Thuế TP. Hà Nội cho biết, tại buổi làm việc mới đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã giao cho Cục Thuế TP. Hà Nội trong quý I/2022 thu đạt 27% dự toán năm. “Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề, tuy nhiên cán bộ, công chức cục thuế sẽ tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành quản lý thu ngân sách nhà nước; thường xuyên kiểm soát, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ thu năm 2022 trên cơ sở cập nhật diễn biến tình hình dịch Covid-19 trong nước và quốc tế, xây dựng các kịch bản thu theo từng tuần, từng tháng, từng quý, theo từng nguồn thu để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ” - ông Sơn nói.
Lãnh đạo Cục Thuế TP. Hà Nội cũng cho biết, để doanh nghiệp, người nộp thuế nắm bắt được các chính sách thuế mới, nhất là chính sách hỗ trợ về thuế, cục thuế sẽ thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ, giải đáp các vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân; chủ động xây dựng phương án tiếp nhận hồ sơ quyết toán thuế năm 2022; định kỳ hàng tháng thực hiện công khai các doanh nghiệp, chủ đầu tư nợ đọng thuế, phí và các khoản thu về đất trên phương tiện thông tin đại chúng theo đúng quy định.
“Chúng tôi cũng đã yêu cầu các phòng, các chi cục thuế thực hiện rà soát, đôn đốc thu đầy đủ, kịp thời toàn bộ nguồn thu trên địa bàn và các khoản thu phát sinh phải nộp trong từng tháng, từng quý của năm 2022; triển khai quyết liệt các giải pháp về quản lý, xử lý thu hồi nợ đọng thuế; phấn đấu hạn chế tối đa phát sinh các khoản nợ thuế mới, đặc biệt các khoản tiền thuế, tiền thuê đất phải nộp khi hết thời gian được gia hạn; tăng cường rà soát, đối chiếu, công khai thông tin người nợ thuế và kiên quyết thực hiện cưỡng chế đối với các khoản nợ thuế dây dưa, chây ỳ” - ông Sơn nói.
Một số lưu ý về lệ phí môn bài năm 2022 Tháng 1 là thời điểm các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chuẩn bị thực hiện kê khai và nộp tiền lệ phí môn bài. Nhằm giúp các doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh nắm bắt kịp thời và thực hiện theo đúng quy định, Cục Thuế TP. Hà Nội đã có hướng dẫn cụ thể việc kê khai, nộp lệ phí môn bài. Thứ nhất, về mức đóng lệ phí môn bài năm 2022, đối với doanh nghiệp, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, căn cứ vào vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ vào vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư), doanh nghiệp xác định bậc và mức tiền lệ phí môn bài phải đóng tương ứng (mức nộp từ 1 triệu đến 3 triệu đồng/năm). Thứ hai, về thời hạn nộp lệ phí môn bài, đối với người nộp lệ phí môn bài (trừ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) mới thành lập trong năm 2021 (bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh), hoặc có thành lập thêm đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh, hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa lập tờ khai lệ phí môn bài thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/1/2022. Trường hợp trong năm 2021 có thay đổi về vốn thì người nộp lệ phí môn bài nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/1/2022. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không phải nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài. Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ khai thuế, cơ sở dữ liệu quản lý thuế để xác định doanh thu làm căn cứ tính số tiền lệ phí môn bài phải nộp và thông báo cho người nộp lệ phí môn bài thực hiện. Thứ ba, về mẫu tờ khai lệ phí môn bài năm 2022 là mẫu 01/LPMB ban hành kèm theo Phụ lục I Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính. Thứ tư, về thủ tục miễn lệ phí môn bài, người nộp lệ phí môn bài thuộc các trường hợp được miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài, Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 22/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài tự xác định số tiền được miễn thuế, giảm thuế và không phải thực hiện thủ tục hồ sơ miễn thuế, giảm thuế (theo quy định tại Điều 51 Thông tư số 80/2021/TT-BTC). |