【keo hom.nay】Tìm hiểu văn hóa qua đồ gốm ngự dụng trong Hoàng cung Thăng Long
作者:World Cup 来源:Cúp C1 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 14:59:48 评论数:
Chiếc bát sứ men trắng có hình rồng và chữ Quan. (Ảnh: Viện Nghiên cứu Kinh thành)
Nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 10 năm thành lập Viện Nghiên cứu Kinh thành (2011-2021),ìmhiểuvănhóaquađồgốmngựdụngtrongHoàngcungThăkeo hom.nay sáng 20/12, Viện Nghiên cứu Kinh thành thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức Tọa đàm khoa học quốc tế "Đồ gốm ngự dụng trong Hoàng cung Thăng Long" nhằm làm sáng rõ hơn về đời sống văn hóa, xã hội của Hoàng cung Thăng Long xưa.
Phát biểu đề dẫn Tọa đàm, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Minh Trí, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh thành, cho biết trong những năm qua Viện Nghiên cứu Kinh thành đã xây dựng một chương trình nghiên cứu dài hạn về lịch sử đồ gốm Việt Nam nói chung và đồ gốm ngự dụng trong Hoàng cung Thăng Long nói riêng.
Việc phát hiện những đồ sứ ngự dụng tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long là nguồn tư liệu vô cùng quý giá, không những cung cấp bằng chứng quan trọng trong việc nghiên cứu đồ gốm Lò quan Thăng Long và đồ gốm dùng trong Hoàng cung Thăng Long, mà còn cho chúng ta có những cảm nhận chân thực và sâu sắc hơn về các loại hình đồ sứ ngự dụng dành riêng cho các vua, chúa Đại Việt sử dụng trong Hoàng cung Thăng Long xưa.
"Nghiên cứu chuyên sâu về các loại hình đồ gốm này sẽ cho chúng ta hiểu rõ hơn về chất lượng sản phẩm, về phẩm cấp, đẳng cấp, đặc biệt là tính văn hóa, xã hội của nó trong bối cảnh lịch sử của các vương triều. Đây là một trong những vấn đề khoa học rất hấp dẫn nhưng cũng có thể đặt ra những vấn đề tranh luận học thuật khá thú vị," Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Minh Trí nhấn mạnh.
Tại tọa đàm, các báo cáo tham luận chủ yếu đề cập những thành tựu nghiên cứu mới liên quan đến các loại hình đồ gốm sứ dùng trong Hoàng cung, trong đó có đồ ngự dụng dựa trên tư liệu khảo cổ học và sử học, cũng như nghiên cứu so sánh đồ gốm sứ ngự dụng được sản xuất và sử dụng trong Hoàng cung của Trung Quốc và Nhật Bản…
Bàn về đồ gốm sứ Việt Nam có in chữ Quan, Tiến sỹ Trần Anh Dũng (Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam) cho rằng trong tiến trình phát triển, có khá nhiều đồ gốm, sứ Việt Nam được in hay viết chữ ở trong lòng. Một số đồ gốm, sứ thời Trần in chữ Thổ, gốm sứ thời Trần-Hồ được phát hiện ở nền vua Thành Nhà Hồ cũng in chữ Thổ và chữ Vương, chữ Quan... khá nhiều đồ gốm, sứ thời Lê sơ và Mạc cũng có các chữ Chính, chữ Sử, chữ Phúc… trong lòng.
Tuy nhiên, có một giai đoạn xuất hiện dòng gốm in nổi ở trong lòng 2 chữ Quan Diêu và chỉ 1 chữ Quan. Đồ gốm có in 1 chữ Quan phổ biến thuộc dòng men trắng và men xanh lá cây và men trắng vẽ lam. Đồ gốm này còn là thương phẩm có đối tượng sử dụng khá đa dạng, có cả tầng lớp bình dân khi những đồ gốm được sản xuất ở các làng gốm truyền thống ở Cẩm Giàng (Hải Dương), thậm chí ngay cả các lò ở Kinh thành Thăng Long.
Chiếc bát thấu quang, men trắng hiếm hoi còn nguyên vẹn nhất trong tất cả các loại đồ gốm ngự dụng thời Lê sơ đào được tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long. (Ảnh: Viện Nghiên cứu Kinh thành)
Nói về đồ gốm Việt Nam được khai quật tại di tích Lâu đài Shuri (Okinawa, Nhật Bản), Giáo sư Tatsuya Mori ở Đại học Nghệ thuật Okinawa, cho biết những hiện vật được phát hiện trong đợt khai quật khảo cổ ở thành cổ Shuri là đồ gốm sứ men ngọc của Việt Nam có niên đại thế kỷ 14 được sản xuất ở khu vực Bắc Bộ. Đồ gốm sứ của Việt Nam có niên đại thế kỷ 15 là gốm hoa lam, gốm men xanh đỏ và gốm men nâu… trong đó gốm hoa lam là những hiện vật tinh xảo. Đồ gốm sứ của Việt Nam có niên đại thế kỷ 16 là gốm hoa lam, gốm men xanh đỏ. Đây là minh chứng cho thấy một quá trình giao lưu tương đối dài giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Dựa vào kết quả nghiên cứu trong nhiều năm về đồ gốm Thăng Long, các đại biểu đến từ Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam đều xác định tất cả những sản phẩm gốm cao cấp thời Lê sơ có chữ Quan hay chữ Kính và trang trí hình rồng với chân có 5 móng đều là sản phẩm của Lò quan Thăng Long và đó là đồ ngự dụng.
Đây là những lò gốm do triều đình lập ra để chuyên chế đồ gốm phục vụ cho Hoàng cung Thăng Long trong suốt các vương triều, từ thời Lý, Trần đến thời Lê sơ, với lịch sử dài hơn 500 năm./.
Theo TTXVN