Ngày 22/10,ànhcôngquantrọngsauchuyếnđitrongcủaThủtướbxh vđqg thổ nhĩ kỳ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Phu nhân và Đoàn cấp cao Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị cấp cao Á-Âu (ASEM) lần thứ 12, Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì Tăng trưởng xanh và các Mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) và thăm chính thức Cộng hòa Áo, Vương quốc Bỉ, Vương quốc Đan Mạch, thăm làm việc tại Liên minh châu Âu từ ngày 14-21/10.
Đây là chuyến đi “6 trong 1” với đạt nhiều kết quả rất quan trọng, đánh dấu bước tiến hướng tới ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU, làm sâu sắc hơn mối quan hệ của Việt Nam với Áo, Bỉ, Đan Mạch và EU, nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam, nhất là trong hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng xanh toàn cầu.
Trong chuyến thăm chính thức ba nước Áo, Bỉ, Đan Mạch và thăm làm việc EU, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chương trình hoạt động dày đặc. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có các cuộc hội đàm rất thành công với hội đàm với Thủ tướng các nước Áo, Bỉ, Đan Mạch, Chủ tịch Ủy ban châu Âu.
Dưới sự chứng kiến của Thủ tướng, các bộ, ngành, doanh nghiệp Việt Nam cùng 3 nước và EU đã ký 30 văn kiện, thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực, bao gồm các văn kiện ký sau hội đàm và tại các diễn đàn doanh nghiệp.
Cũng trong các chuyến thăm, Thủ tướng đã có các cuộc hội kiến với Nhà Vua Bỉ, Nữ hoàng Đan Mạch, Chủ tịch Nghị viện châu Âu; gặp gỡ các Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội, lãnh đạo bang, các vùng của nhiều nước.
Thành công quan trọng của chuyến đi, đó là làm sâu sắc hơn mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước Áo, Bỉ, Đan Mạch, và thực tế là các đối tác đều muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam trên mọi lĩnh vực thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, y tế, phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, năng lượng sạch...
Tại cuộc hội đàm, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đều nhất trí nỗ lực để đưa Áo trở thành một trong những đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam tại Châu Âu. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết:
“Chúng tôi nhất trí hỗ trợ doanh nghiệp hai nước tiếp tục tăng cường đầu tư kinh doanh và quyết tâm đưa Áo trở thành một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam tại EU, nhất là trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU sắp được ký kết. Ngài Thủ tướng và tôi cũng nhất trí tăng cường hợp tác song phương về khoa học công nghệ, đào tạo nghề, du lịch, xây dựng một số trung tâm đào tạo nghề tại Việt Nam theo mô hình song hành của Áo, khi Áo là nước có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo cán bộ khoa học công nghệ”- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Bỉ Charles Michel |
Trong chuyến thăm Bỉ, Việt Nam và Bỉ đã ký thỏa thuận thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược trong lĩnh vực nông nghiệp; thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Bỉ Charles Michel đánh giá, đây là bước tiến quan trọng trong quan hệ hai nước.
Ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan thay mặt Chính phủ ký các thỏa thuận hợp tác này, cho rằng.
“Riêng với Bỉ, Việt Nam ký hai nội dung rất quan trọng, một là ghi nhớ về chiến lược hợp tác về nông nghiệp toàn diện; thứ hai là hợp tác về an toàn thực phẩm. Tại sao lại như vậy, bởi Bỉ là trung tâm châu Âu, nơi có hệ thống logistic, đặc biệt là hệ thống cảng hàng hóa rất tốt. Nông sản Việt Nam xuất khẩu sang EU hiện khoảng trên 5 tỉ USD/năm. Chính vì thế đây là điểm trung chuyển hàng hóa. Bỉ cũng là nước có trình độ phát triển công nghệ chế biến rất tốt, do đó chúng ta đặt chiến lược hợp tác với bạn để tranh thủ các tiến bộ khoa học công nghệ, kể cả đào tạo nguồn nhân lực, kể cả phối hợp để chuyển gia công nghệ, kể cả phối hợp đầu tư các doanh nghiệp của Bỉ với Việt Nam”- ông Nguyễn Xuân Cường nói.
Thủ tướng Bỉ Charles Michel cho biết, năm 2019, Bỉ đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Nghị viện châu Âu năm 2019. Bỉ cam kết ủng hộ Việt Nam ứng cử vào vị trí ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc giai đoạn 2020-2021.
Trong hội đàm với Thủ tướng Đan Mạch Lars Løkke Rasmussen, hai bên trao đổi tiếp tục triển khai hợp tác phát triển và Dự án hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh và mở rộng hợp tác về dậy nghề, y tế, nông nghiệp bền vững, chế biến thực phẩm và năng lượng sạch...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Đan Mạch Lars Løkke Rasmussen. |
Trong chuyến thăm EU, hội đàm với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker, Thủ tướng đề EU thúc đẩy đến sớm ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU, đề nghị Ủy ban châu Âu xem xét tích cực nỗ lực của Việt Nam để sớm gỡ bỏ "thẻ vàng" đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU.
Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí tích cực chuẩn bị thành lập Uỷ ban hỗn hợp về triển khai Hiệp định khung Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam - EU; hoan nghênh việc ký Hiệp định Đối tác tự nguyện về Thực thi Luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản Việt Nam – EU. Đánh giá về việc ký hiệp định này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng.
“Đây là hiệp định rất quan trọng. Khi ký kết Hiệp định này, chúng ta sẽ có hệ thống quản lý chặt chẽ để đảm bảo rằng tất cả chuỗi cung ứng từ phát triển nguyên liệu, đến chế biến và thương mại là đảm bảo gỗ có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng, chống gỗ lậu, phi pháp và xuất khẩu thuận lợi vào thị trường EU. Nếu chúng ta làm tốt được điều này, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế lâm nghiệp, vừa đảm bảo môi trường, vừa đảm bảo an sinh xã hội cho 20 triệu người sống ở miền núi, sống dựa chủ yếu vào lâm sản. Và theo đó đến năm 2020 mỗi năm sẽ đạt được từ 12 đến 13 tỷ USD và có thể đạt gấp đôi vào năm 2030”- ông Nguyễn Xuân Cường nói.
Nếu như vấn đề thời sự trong mối quan hệ Việt Nam và EU hiện nay là thúc đẩy Hiệp định thương mại tự do Việt Nam –EU, thì chuyến đi này của Thủ tướng đã tạo dấu ấn thành công lớn khi lãnh đạo Áo, Bỉ, Đan Mạch và cả EU đều khẳng định ủng hộ sớm ký kết Hiệp định.
Thủ tướng Áo đánh giá Hiệp định này sẽ mở ra những cơ hội lớn cho hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và EU cũng như giữa Việt Nam và Áo.
Thủ tướng Bỉ cho rằng Hiệp định mang lại các lợi ích thiết thực cho EU, tạo cầu nối và điển hình gắn kết chặt chẽ giữa châu Âu và khu vực Đông Nam Á cũng như châu Á – Thái Bình Dương. Thủ tướng Đan Mạch cho rằng Hiệp định được phê duyệt sẽ hiện thực hóa những lợi ích kinh tế to lớn cho cả hai bên.
Cả Chủ tịch Ủy ban và Chủ tịch Nghị viện châu Âu đều ủng hộ việc sớm ký và phê chuẩn Hiệp định này. Và ngay trong chuyến thăm EU của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Ủy ban Châu Âu đã thống nhất thông qua việc trình lên Hội đồng Châu Âu chấp thuận để ký chính thức Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) dự kiến cuối năm 2018 và trình Nghị viện Châu Âu phê chuẩn vào đầu 2019.
Điểm đáng chú ý là chuyến thăm của Thủ tướng diễn ra trong bối cảnh Áo là Chủ tịch EU luân phiên 6 tháng cuối năm 2018, Bỉ là Chủ tịch Nghị viện châu Âu năm 2019, Đan Mạch là đối tác quan trọng, nên việc các nước ủng hộ EVFTA sẽ tạo bước tiến lớn cho Hiệp định.
Thủ tướng phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Áo. Ảnh: VGP |
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, đánh giá: “Yêu cầu đặt ra là chúng ta vận động tổng lực để các đối tác Châu Âu cùng phối hợp Việt Nam để sớm ký Hiệp định này. Do đó ngoài việc thăm trụ sở Liên minh châu Âu, Nghị viện châu Âu thì chúng ta cũng thăm chính thức Áo, là nước chủ tịch luân phiên của EU, nước có thể cùng các bạn châu Âu khác đưa chương trình nghị sự thúc đẩy việc phê chuẩn hiệp định này. Rồi Bỉ là thủ phủ, trung tâm của châu Âu và có vai trò rất quan trọng là phối hợp các chương trình các nước trong Liên minh Châu Âu. Lần này Bỉ và Áo cùng phối hợp với Ủy ban châu Âu, Nghị viện Châu Âu và tạo ra được sự thống nhất, nhất trí rất cao, để sớm ký và phê chuẩn hiệp định này”.
Cũng theo Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn, quyết định này của Ủy ban châu Âu cùng với việc trong kỳ họp tới, Quốc hội nước ta sẽ cho ý kiến và thông qua Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ là những dấu ấn quan trọng trong hội nhập quốc tế của Việt Nam.
“Chúng ta không chỉ đàm phán ký kết hiệp định thương mại với Liên minh Châu Âu mà đã ký và đang chuẩn bị phê chuẩn CPTPP. Đó cũng là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có tiêu chuẩn cao. Chính phủ trình Quốc hội và Quốc hội đã đưa vào chương trình kỳ họp tới để phê chuẩn hiệp định này trong tháng 11. Cộng với việc chúng ta triển khai hoạt động đối ngoại ở khu vực châu Âu thì hai bên tạo ra hiệu ứng rất tốt, vừa thể hiện được thông điệp rất mạnh mẽ là Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, vừa sẵn sàng cùng thế giới duy trì hệ thống thương mại đa phương mở”- Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn nói.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Quốc Vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường. |
Thành công tích cực nữa của chuyến đi là tại các hội nghị ASEM 12 và P4G, Việt Nam đã thể hiện là quốc gia có trách nhiệm trong giải quyết các thách thức toàn cầu.
Tại Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Á – Âu lần thứ 12 (ASEM 12), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được mời phát biểu tại phiên toàn thể với chủ đề “Củng cố hệ thống đa phương: Thúc đẩy quan hệ đối tác ASEM ứng phó với các thách thức toàn cầu”. Trước 53 nguyên thủ và lãnh đạo các nước, Thủ tướng nêu ra ba đề xuất quan trọng, trong đó, ASEM cần đi đầu thúc đẩy hợp tác đa phương và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và ứng phó với các thách thức toàn cầu; đi đầu triển khai các cam kết về ứng phó biến đổi khí hậu, thiên tai và quản lý bền vững các nguồn tài nguyên, an ninh lương thực, năng lượng, nguồn nước, hợp tác Mekong – Danube; cần thúc đẩy tăng trưởng bao trùm về kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững... Thủ tướng thông báo Việt Nam sẽ tăng đóng góp tài chính cho Quỹ Á – Âu từ năm 2019.
Nhân dịp này, Thủ tướng đề xuất Việt Nam tổ chức hai hội nghị lớn là “Hội nghị ASEM về thúc đẩy phát triển bao trùm về kinh tế và xã hội ở châu Á và châu Âu”, và “Hội thảo ASEM về thúc đẩy kinh tế số trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0” trong năm 2019. Đề xuất này đã được 11 nước ủng hộ và tham gia đồng sáng kiến.
Dự phiên họp riêng của lãnh đạo các nước dự ASEM 12 về “Các vấn đề quốc tế và khu vực”, Thủ tướng đề xuất, vấn đề trước mắt là sớm giảm cọ xát thương mại nhằm tiếp tục đà phục hồi và bảo đảm triển vọng tươi sáng của kinh tế toàn cầu. Việt Nam và các nước ASEAN đã và đang phối hợp chặt chẽ với cộng đồng quốc tế, trong đó có các thành viên ASEM, để duy trì hòa bình, ổn định, an ninh an toàn, tự do hàng hải và hàng không, thương mại tự do không bị cản trở ở Biển Đông, nơi có tuyến hàng hải quốc tế lớn, nối giao thương Á - Âu và toàn cầu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là lãnh đạo đầu tiên phát biểu chính tại Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) lần thứ 12. |
Hội nghị ASEM 12 đã kết thúc tốt đẹp với việc thông qua Tuyên bố Chủ tịch, khẳng định quyết tâm của các thành viên tăng cường quan hệ đối tác Á - Âu nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu, đồng thời đề ra những định hướng nâng tầm hợp tác ASEM trong thời gian tới.
Trước thềm Hội nghị ASEM 12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Thủ tướng NaUy được mời phát biểu chính tại Diễn đàn Doanh nghiệp Á - Âu lần thứ 12, sự kiện chính thức đầu tiên của Hội nghị ASEM 12. Trước hơn 400 lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của hai châu lục, Thủ tướng nhấn mạnh, đây chính là thời điểm cần tăng cường hơn nữa sự kết nối để thúc đẩy tiến trình hợp tác và liên kết Á-Âu một cách hiệu quả, phục vụ đắc lực hơn nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp hai châu lục. Thủ tướng tin tưởng Diễn đàn ASEM sẽ tiếp tục là cầu nối “hữu duyên” để đôi bên “năng tương ngộ” thúc đẩy kết nối sức mạnh của hai khối kinh tế Đông - Tây khổng lồ, tạo nên xung lực mạnh mẽ cho phát triển toàn cầu.
Còn tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ nhất Diễn đàn hợp tác cấp cao vì mục tiêu xanh toàn cầu (gọi tắt là P4G), là một trong số các quốc gia tham gia sáng lập Diễn đàn P4G, ngày 5/7/2018, phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Việt Nam đã chính thức công bố Diễn đàn P4G quốc gia.
Thủ tướng nêu rõ, Việt Nam sẵn sàng đẩy mạnh hợp tác thực hiện các sáng kiến của Diễn đàn về thúc đẩy các dự án hợp tác công tư (PPP) trong tăng trưởng xanh, đặc biệt là tiết kiệm năng lượng và năng lượng tái tạo, nông nghiệp, tài nguyên nước, phát triển đô thị thông minh, kinh tế tuần hoàn… Các nước tại hội nghị đã ca ngợi Việt Nam rất thành trong trong thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trong việc phối hợp các nước thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
Trong thời gian ngắn bên lề Hội nghị, Thủ tướng đã có 12 cuộc tiếp xúc song phương với các nguyên thủ, nhà lãnh đạo dự Hội nghị, gồm Tổng thống Mông Cổ, Thủ tướng Trung Quốc, Na Uy, Slovenia, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ba Lan, Phần Lan, Nga, Hy Lạp, Anh… để trao đổi các biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương và giải quyết các vấn đề cụ thể.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian dự các diễn đàn doanh nghiệp, đối thoại và tiếp lãnh đạo các doanh nghiệp EU, thông tin về môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi ở Việt Nam. Thông điệp mà Thủ tướng chuyển đến các nhà đầu tư Áo nói riêng và EU nói chung là “nếu muốn đi xa, chúng ta phải đi cùng nhau”, với hàm ý các doanh nghiệp Việt Nam và EU cùng nhau hợp tác và cùng có lợi.
Phản hồi rất tích cực từ các nhà đầu tư Áo, Bỉ, Đan Mạch nói riêng và EU nói chung là rất trông đợi vào Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU và cho biết sẽ vận động lãnh đạo EU cũng như Nghị viện EU sớm thông qua hiệp định quan trọng này.
Với những kết quả tích cực đó, có thể khẳng định chuyến đi “6 trong 1” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thành công tốt đẹp, truyền đi thông điệp về Việt Nam năng động, chủ động hội nhập quốc tế, thúc đẩy sâu rộng quan hệ với các đối tác.