Bác sỹ Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng
Trước diễn biến dịch bệnh tay chân miệng,áctỉnhphíaNamtrướcnguycơbùngphátdịchbệnhtruyềnnhiễnhận định các trận đấu tối nay sốt xuất huyết đang có xu hướng gia tăng tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khu vực phía Nam, trong hai ngày 22-23/6, Đoàn công tác Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương dẫn đầu đã kiểm tra tại Thành phố và làm việc với các tỉnh, thành khu vực phía Nam.
Số ca mắc tay chân miệng nặng, tử vong tăng
Báo cáo với Đoàn công tác, Tiến sỹ Nguyễn Vũ Thượng, Phó Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, tại 20 tỉnh miền Nam đã ghi nhận khoảng 9.000 ca bệnh tay chân miệng trong 5 tháng đầu năm nay, trung bình khoảng 400 ca mỗi tuần, thấp hơn 45% so với cùng kỳ năm 2022.
Tuy nhiên, số ca mắc mới đang có xu hướng tăng từ cuối tháng 4 đến nay, trong đó đáng chú ý là số ca nặng và số ca tử vong do bệnh tay chân miệng cũng đang gia tăng và đã cao hơn cùng kỳ năm trước.
Hiện, khu vực phía Nam đã có bảy trường hợp tử vong do tay chân miệng.
Các địa phương có số ca mắc nhiều và nặng là Bình Dương, Đồng Nai, An Giang, Kiên Giang, Thành phố Hồ Chí Minh...
Hoạt động giám sát xét nghiệm cũng đã phát hiện virus EV71 đang dần chiếm tỷ trọng ưu thế trong các mẫu xét nghiệm ca bệnh nặng.
Virus EV71 là tác nhân thường gây dịch, gây ra biến chứng và nguy cơ dẫn đến tử vong cao hơn các chủng virus khác và đã gây ra các vụ dịch nghiêm trọng vào các năm 2011 và 2018.
“Hiện đang là thời điểm bệnh tay chân miệng tăng hàng năm, xuất hiện lại tác nhân nguy hiểm EV71 và nhóm trẻ mầm non (dưới 5 tuổi) còn đi học hè,” Tiến sỹ Nguyễn Vũ Thượng nhận định. Thời gian tới, tình hình bệnh tay chân miệng dự báo sẽ phức tạp hơn.
Từ đầu năm đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận 8.091 ca mắc sốt xuất huyết, thấp hơn 46% so với cùng kỳ năm 2022, chưa có ca tử vong.
Về bệnh tay chân miệng, tích lũy từ đầu năm đến nay toàn Thành phố có 2.933 ca mắc, thấp hơn 53% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, dù số ca mắc sốt xuất huyết và tay chân miệng đang thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 nhưng số ca mắc nặng lại đang cao hơn.
Riêng bệnh tay chân miệng đã ghi nhận 4 trẻ tử vong tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Cả 4 trường hợp này đều từ các tỉnh, thành khác chuyển đến.
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh, so với các năm trước số lượng trẻ mắc tay chân miệng nhập viện năm nay không tăng số ca nặng tăng 2,5 lần. Trong đó, có nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Điều đáng lo nhất hiện nay, theo Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 là vấn đề thiếu thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng như Gamma Globulin và Phenobarbital truyền tĩnh mạch.
Phenobarbital truyền tĩnh mạch sẽ được cung ứng dự kiến vào tháng 7/2023, Gamma Globulin đang khan hiếm trên toàn cầu.
Bác sỹ Nguyễn Thanh Hùng đề nghị Bộ Y tế phân bổ lại chuyển tuyến bệnh tay chân miệng cho 4 bệnh viện: Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng Thành phố và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới để cùng chia sẻ gánh nặng.
Tập trung nguồn lực chống dịch
Ông Nguyễn Thành Lâm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế, cho biết đơn vị này đã nhận được báo cáo của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về việc thiếu thuốc điều trị tay chân miệng.
Riêng thuốc Gamma Globulin có 13 số đăng ký ở Việt Nam nhưng sau dịch lại khan hiếm trên toàn cầu.
Thuốc được điều chế từ huyết tương, nguyên liệu thiếu hụt nên nhà sản xuất chỉ sản xuất theo đặt hàng trước.
Hiện tại, Việt Nam chỉ có khoảng 300 lọ Gamma Globulin ở kho của Bệnh viện Chợ Rẫy, hơn 2.000 lọ tại kho của một công ty dược.
Trước tình trạng thiếu thuốc điều trị tay chân miệng ở các bệnh viện tuyến cuối, Phó Giáo sư, Tiến sỹ, bác sỹ Phạm Ngọc Thảo, Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết hiện tại kho của Bệnh viện có khoảng 300 lọ thuốc Globulin và sẵn sàng chia sẻ nếu các cơ sở y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh có nhu cầu.
Lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy cũng cho biết đơn vị đang tổ chức đấu thầu, mua sắm các loại thuốc hiếm để phục vụ cho việc điều trị của người bệnh.
Tương tự, Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh sẵn sàng hỗ trợ các nguồn lực để chia sẻ gánh nặng điều trị các bệnh lý truyền nhiễm cho các bệnh viện khác tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành khu vực phía Nam.
Đánh giá cao công tác triển khai phòng, chống dịch của Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành, khu vực phía Nam, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho rằng với các điều kiện khách quan, năm nay các loại dịch bệnh truyền nhiễm dự báo sẽ diễn biến phức tạp hơn.
Để ứng phó với tình hình, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương đề nghị ngoài việc nâng cao cảnh giác với bệnh lý tay chân miệng ở trẻ em, cần quan tâm đến đối tượng người lớn bởi nhiều người lớn nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng và trở thành nguồn lây trở lại cho trẻ em.
Thứ trưởng cũng yêu cầu các địa phương đẩy mạnh việc lấy mẫu xét nghiệm đánh giá gen, chủng virus gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để có sự đánh giá đúng các biến chủng, kịp thời có các biện pháp phòng, chống.
Trong công tác giám sát dịch, các địa phương cũng cần có sự phối hợp, cung cấp thông tin giữa khối dự phòng và khối điều trị, từ đó xử lý kịp thời các ổ dịch, hạn chế dịch bệnh lây lan.
Liên quan đến công tác điều trị, lãnh đạo Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tập huấn, hỗ trợ, cung cấp kiến thức nâng cao năng lực của các phòng khám tư nhân để phát hiện sớm các bệnh truyền nhiễm, chuyển tuyến kịp thời người bệnh lên tuyến trên; các bệnh viện tuyến trên cần hỗ trợ điều trị từ xa cho các cơ sở y tế tuyến dưới.
Các địa phương phải thực hiện tốt công tác dự trù thuốc, vật tư y tế; đẩy mạnh các hoạt động phun hóa chất diệt muỗi, vệ sinh môi trường khử khuẩn; tuyên truyền thông tin về dịch bệnh đến người dân...
Tiếp thu ý kiến của Thứ trưởng Bộ Y tế, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết hoạt động phòng, chống các loại dịch bệnh truyền nhiễm luôn được lãnh đạo Thành phố quan tâm.
Trước diễn biến phức tạp của các loại dịch bệnh, từ đầu năm 2023 đến nay, Thành phố đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống nhằm hạn chế số ca mắc, số ca mắc nặng và tử vong.
Trong thời gian tới, bên cạnh các biện pháp phòng, chống dịch đã triển khai, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông, nâng cao ý thức người dân để hạn chế số ca mắc cũng như tiêu tốn nguồn lực.
Về vấn đề thành lập các trung tâm dự trữ thuốc hiếm của từng khu vực, ông Dương Anh Đức đề xuất, tận dụng nguồn lực của Bệnh viện Chợ Rẫy để phát triển Trung tâm dự trữ thuốc hiếm cho khu vực phía Nam.
Đồng thời, sớm ban hành cơ chế chính sách giải quyết những vấn đề phát sinh về mặt tài chính khi không sử dụng hết cơ số thuốc nhằm “giải phóng” tâm lý lo sợ cho đội ngũ thực hiện mua sắm, đấu thầu, đảm bảo nguồn cung ứng thuốc trong điều trị dịch bệnh./.
Theo TTXVN