Đà giảm trên thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại,ịtrườngchứngkhoánNhàđầutưchuyênnghiệpđangtậptrungchiếnlượcđầutưngượcxuhướtỷ số sunderland khi biến động tiêu cực và tâm lý nhà đầu tư (NĐT) yếu là những gì có thể thấy trong tuần giao dịch từ ngày 7 - 11/11/2022. Diễn biến này đi ngược với diễn biến đi lên của nhiều thị trường chứng khoán khác trên thế giới, đặc biệt là thị trường chứng khoán Mỹ đã có tuần tăng điểm mạnh mẽ khi công bố số liệu lạm phát tháng 10 hạ nhiệt.
Lo ngại về rủi ro thanh khoản trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn đang gây khó cho thị trường chứng khoán trong nước. Tiếp theo sau đó là làn sóng bán giải chấp cổ phiếu của một số lãnh đạo doanh nghiệp niêm yết và động thái siết chặt quản trị rủi ro từ các công ty chứng khoán bằng cách hạ tỷ lệ cho vay ký quỹ khiến thị trường có tuần giảm điểm nhanh nhất trong 5 tuần gần đây.
Về mặt kỹ thuật ngắn hạn, vùng kháng cự gần trên chỉ số VN-Index là vùng 960 – 975 điểm trong khi hỗ trợ gần là 950 – 935 điểm. |
Chỉ số VN-Index đóng cửa phiên cuối tuần tại 954,53 điểm, mất 42,62 điểm (-4,3%) so với tuần liền trước. Nhóm vốn hóa trung bình thấp cho thấy chịu áp lực rất lớn với mức giảm 10,4% trên chỉ số VNMidcap và 10,1% trên chỉ số VNSmallcap, trong khi đó chỉ số VN30 giảm 4,9%. Tính chung, chỉ số VN-Index đã giảm 36,3% từ đầu năm.
Tâm lý yếu và hiệu ứng sợ hãi xuất phát chính từ nhóm NĐT cá nhân trong nước, trong khi khối NĐT chuyên nghiệp là các tổ chức trong nước và nước ngoài đang tập trung vào chiến lược “đầu tư ngược xu hướng” và đã đẩy mạnh giải ngân. |
Tình trạng “bán tháo” đã diễn ra và lượng cung ở mức giá sàn chỉ được hấp thụ dè dặt khiến nhiều nhóm ngành ghi nhận tốc độ đi xuống rất nhanh. Nhóm nguyên vật liệu đi xuống mạnh nhất với mức giảm chung 14,5% do áp lực từ các mã chủ chốt như HPG (-16%), NKG (-30%), HSG (-27%). Nhóm bất động sản giảm 10,4% do lượng cung lớn đến từ hoạt động bán giải chấp từ các công ty chứng khoán.
Các nhóm ngành còn lại cũng chìm trong sắc đỏ và đẩy mạnh đà giảm so với tuần trước như tài chính (-6,3%), công nghiệp (-8,9%), năng lượng (-8,1%). Riêng nhóm phòng thủ đang cho thấy ít biến động hơn ở vùng giá thấp khi các nhóm y tế, công nghệ thông tin, tiện ích, hàng tiêu dùng thiết yếu giảm khá nhẹ. Đáng chú ý, nhóm hàng tiêu dùng không thiết yếu giảm -4,5%, đà giảm đã chậm lại đáng kể so với mức 11% ở tuần trước.
Theo đó, về mặt điểm số các mã NVL (-30%), HPG (-16%), EIB (-26%), TCB (-10,6%), MBB (-10,6%), PDR (-30%), GVR (-13,5%) đã tác động mạnh nhất lên thị trường theo chiều hướng đi xuống. Chiều ngược lại, thị trường vẫn ghi nhận sự khởi sắc đáng kể trở lại của một loạt mã vốn hóa lớn trong tuần vừa qua như VCB (+5,2%), BID (+8,1%), GAS (+2,6%), SAB (+3,2%), MSN (+2,6%), ACB (+3,2%), POW (+8,2%), VJC (+1,2%) và PNJ (+2,4%).
Về thanh khoản, giá trị giao dịch (GTGD) trên sàn chính HOSE vẫn duy trì ở mức nền thấp 8,3 nghìn tỷ đồng một phiên trong tuần qua, chỉ giảm nhẹ -5,2% so với tuần trước. Dòng tiền có sự phân hóa khi GTGD trên nhóm VN30 tăng nhẹ -2,16%; ghi nhận tuần có GTGD tăng thứ 4 liên tiếp. Trong khi đó, GTGD trên nhóm VNMidcap giảm -9,6%, còn nhóm VNSmallcap giảm đến -18,2%. Các mã HPG, STB và VPB vẫn duy trì vị trí dẫn đầu thanh khoản với GTGD đạt lần lượt 3,3 nghìn tỷ đồng, 2,4 nghìn tỷ đồng và 1,8 nghìn tỷ đồng.
Trong khi GTGD ở nhóm ngân hàng không thay đổi nhiều, thì GTGD ở nhóm thép - tôn mạ giảm mạnh -18,6% so với tuần trước. Các nhóm ngành khác cũng có thanh khoản thu hẹp trở lại đáng kể, có thể kể đến bán lẻ (-21,6%), chứng khoán (-19,8%), phân bón (-23,8%)… Giao dịch sôi động hơn ở vùng giá thấp trong tuần vừa qua có thể nhìn thấy được ở việc thanh khoản gia tăng ở các nhóm ngành tiêu dùng (+13%), dầu khí (+8%), khu công nghiệp (+25,6%), mía đường (+62,5%), gỗ (+232%), đá xây dựng (+18,6%)…
Như vậy, thị trường vừa trải qua đợt “bán tháo” nhưng việc phân bổ dòng tiền giữa các khối NĐT rất phù hợp với nhận định ở tuần liền trước, khi thị trường rơi vào trạng thái quá bán do tác động từ yếu tố kỹ thuật và tâm lý là cơ hội cho các NĐT dài hạn. Tâm lý yếu và hiệu ứng sợ hãi xuất phát chính từ nhóm NĐT cá nhân trong nước, trong khi khối NĐT chuyên nghiệp là các tổ chức trong nước và nước ngoài đang tập trung vào chiến lược “đầu tư ngược xu hướng” và đã đẩy mạnh giải ngân.
Mặc dù thách thức và khó khăn với thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề, như xu hướng tăng của lãi suất tiền gửi và tỷ giá, rủi ro thanh khoản trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp và mới nhất là việc Trung Quốc nhấn mạnh lại chính sách “Zero - Covid” khi số ca nhiễm tăng cao trở lại.
Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận, Chính phủ vẫn đang điều hành các chính sách vĩ mô linh hoạt với bối cảnh mới nhằm đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống và các tổ chức tín dụng có điều kiện để cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế. Yếu tố định giá cũng nên được nhấn mạnh lại, hệ số P/E của thị trường chứng khoán Việt Nam sau khi phản ánh sớm một phần các yếu tố rủi ro đến từ bên ngoài như lạm phát, tỷ giá … đã về mức thấp trong nhiều năm, nên định giá nếu tiếp tục được chiết khấu thêm do yếu tố thị trường thì càng tốt cho các NĐT dài hạn.
Về mặt kỹ thuật ngắn hạn, vùng kháng cự gần trên chỉ số VN-Index là vùng 960 – 975 điểm trong khi hỗ trợ gần là 950 – 935 điểm. Đây là các mốc kỹ thuật cần quan sát khi thị trường bước vào tuần giao dịch tới./.