Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: ĐBND Cơ hội để nhân dân thực hiện quyền làm chủ
Phát biểu khai mạc Hội nghị,ầucửQuốchộikhoáXIVKhônggiớithiệungườicóbiểuhiệncơhộichínhtrịdự đoán tỷ số ac milan Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cuộc bầu cử ĐBQH khoá XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 diễn ra vào thời điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Cùng với thành công đại hội đảng bộ các cấp và đặc biệt là thành công rực rỡ Đại hội XII của Đảng, cuộc bầu cử là sự kiện chính trị quan trọng và là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý, dân chủ sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Đây là cơ hội để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua việc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu, có đức, có tài, xứng đáng đại diện cho nhân dân tại Quốc hội và HĐND các cấp.
Tại Hội nghị, nhiều nội dung quan trọng hướng dẫn cho công tác bầu cử sắp tới đã được giới thiệu cụ thể. | Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch HĐBCQG Nguyễn Sinh Hùng phát biểu kết luận Hội nghị. |
Về kế hoạch triển khai công tác bầu cử, ông Nguyễn Hạnh Phúc, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia (HĐBCQG) cho biết, các địa phương phải thành lập Ủy ban bầu cử chậm nhất là ngày 7/2/2016. Số lượng ĐBQH cả nước không quá 500 người. Trên cơ sở số lượng ĐBQH được bầu ở mỗi tỉnh, thành do UBTVQH dự kiến, số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử được tính căn cứ theo số dân, do HĐBCQG ấn định theo đề nghị của Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố và được công bố chậm nhất là ngày 2/3/2016.
Thời gian nhận hồ sơ ứng cử chậm nhất là 17h ngày 13/3/2016. Thời gian vận động bầu cử được bắt đầu từ ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử và kết thúc trước thời điểm bỏ phiếu 24 giờ. Hình thức vận đồng bầu cử được thực hiện theo quy định của Luật Bầu cử ĐBQH và ĐB HĐND.
HĐBCQG sẽ công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử ĐBQH chậm nhất là ngày 11/6/2016, 20 ngày sau ngày bầu cử.
Không giới thiệu bầu cử người có tư tưởng cục bộ, bảo thủ
Hướng dẫn về công tác nhân sự ĐBQH và ĐB HĐND, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó trưởng ban Tổ chức trung ương cho biết, người ứng cử ĐBQH phải đảm bảo các tiêu chuẩn theo Luật tổ chức Quốc hội. Người ứng cử ĐBQH đang công tác tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, doanh nghiệp nhà nước… phải đủ tuổi công tác trọn một nhiệm kỳ (nam sinh từ tháng 5/1961, nữ sinh từ tháng 5/1966 trở lại đây).
Không giới thiệu và đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ… ;người đứng đầu các cơ quan, tổ chức để xảy ra tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết; người vi phạm quy định 57 hoặc có vấn đề về chính trị chưa được kết luận.
Ngoài các tiêu chuẩn chung, người ứng cử ĐBQH chuyên trách còn phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ, chức vụ gồm: có trình độ đại học trở lên, có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn phù hợp. Người ứng cử làm ĐBQH chuyên trách giữ chức cục trưởng, vụ trưởng hoặc tương đương trở lên, nói chung có quy hoạch làm ĐBQH chuyên trách hoặc có quy hoạch chức danh Tổng cục trưởng và tương đương trở lên. Về độ tuổi, người lần đầu ứng cử phải đủ tuổi tham gia 2 khoá Quốc hội trở lên hoặc ít nhất trọn một khoá. ĐBQH chuyên trách tái cử (trừ các ủy viên UBTVQH) phải đủ tuổi công tác ít nhất nửa nhiệm kỳ trở lên (nam sinh từ tháng 11/1958, nữ sinh từ tháng 11/1963 trở lại đây). Các đồng chí không đủ tuổi tái cử nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu thì cơ quan quản lý xem xét, bố trí công tác phù hợp hoặc giữ nguyên một số chế độ, chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu. Đề nghị có hướng dẫn về cơ cấu đại biểu tự ứng cử
Sau khi nghe các nội dung hướng dẫn tại hội nghị, nhiều đại biểu đã nêu ra một số vấn đề vướng mắc trong công tác bầu cử ở địa phương. Đơn cử như đại biểu Võ Thị Dung (TP.HCM) đề nghị có hướng dẫn cụ thể về cơ cấu thành phần đại biểu tự ứng cử. Một số đại biểu cũng nêu vấn đề về triển khai bầu cử với các đơn vị hành chính mới, các đơn vị hành chính phải di dời, giải phóng mặt bằng cho các dự án lớn... Các vấn đề này sẽ được HĐBCQG xem xét và có hướng dẫn cụ thể. Phát biểu kết luận Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch HĐBCQG Nguyễn Sinh Hùng lưu ý, việc triển khai công tác bầu cử trong thời gian tới là rất khẩn trương, khối lượng công việc rất lớn, diễn ra trên phạm vi toàn quốc và có một số việc đúng vào dịp Tết Nguyên đán. “Tôi tin tưởng rằng, với sự tập trung lãnh đạo của Đảng; sự vào cuộc tích cực, đầy trách nhiệm của UBVTQH, HĐBCQG, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan, cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV và bầu cử ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 sẽ được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật, an toàn, tiết kiệm và thực sự là ngày hội của toàn dân”, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nói./. Hoàng Yến |