【kết quả j league】Bộ Tài chính: Nỗ lực cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

bo tai chinh no luc cai cach hanh chinh tao thuan loi cho nguoi dan doanh nghiepCải cách tài chính, hướng tới cơ cấu lại nền kinh tế Việt Nam
bo tai chinh no luc cai cach hanh chinh tao thuan loi cho nguoi dan doanh nghiepCải cách hành chính, tăng cường ứng dụng CNBước tiến lớn của ngành BHXH
bo tai chinh no luc cai cach hanh chinh tao thuan loi cho nguoi dan doanh nghiepBộ Tài chính dẫn đầu bảng xếp hạng Vietnam ICT index 7 năm liên tiếp
bo tai chinh no luc cai cach hanh chinh tao thuan loi cho nguoi dan doanh nghiep
Ngành Tài chính không ngừng rà soát, cắt giảm chi phí và thời gian thực hiện thủ tục cho DN. Ảnh: HV.

Cắt giảm, đơn giản hóa 119/190 điều kiện kinh doanh

Nếu như giai đoạn 2011 – 2015, ngành Tài chính phải thực hiện rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa lên đến hơn 1.000 thủ tục thì đến nay số lượng các thủ tục hành chính phải cắt giảm, đơn giản hóa không còn nhiều. Công tác cải cách thủ tục hành chính được triển khai mạnh mẽ theo hướng tạo thuận lợi và giảm chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp.

Đến nay, Bộ Tài chính đã cắt giảm và đơn giản hóa 119/190 điều kiện kinh doanh thuộc 14 ngành nghề hỗ trợ doanh nghiệp và dự kiến cắt giảm, đơn giản hóa thêm 47 điều kiện. Là một bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, số lượng văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành là rất lớn, nhiều lĩnh vực phức tạp, phạm vi ảnh hưởng rộng. Việc cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh là một nỗ lực rất lớn của ngành Tài chính nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển bên cạnh đảm bảo mục tiêu quản lý nhà nước.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin được triển khai đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực tài chính. Trong lĩnh vực Thuế, ngành Tài chính đã triển khai hệ thống khai thuế điện tử tại 63/63 Cục Thuế tỉnh, thành phố và 100% chi cục thuế với trên 746 nghìn doanh nghiệp tham gia (đạt trên 99%); thực hiện nộp thuế điện tử với trên 739 nghìn doanh nghiệp đăng ký (đạt trên 98%). Trong lĩnh vực Hải quan, năm 2019, Tổng cục Hải quan tiếp tục tham gia xây dựng, hoàn thiện nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hải quan, như trình Chính phủ ban hành Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; xây dựng, hoàn thiện các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác: Nghị định thay thế Nghị định số 127/2013/NĐ-PC ngày 15/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 127/2013/NĐ-CP,…

Đặc biệt, ngành Tài chính đã liên tục đặt ra yêu cầu nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ công chức, viên chức để đảm bảo nhân lực đủ đức, đủ tài, đáp ứng yêu cầu của công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa toàn Ngành.

78% doanh nghiệp hài lòng

Những nỗ lực nói trên của ngành Tài chính đã nhận được sự hưởng ứng rất tích cực từ phía những người thụ hưởng chính sách. Theo kết quả khảo sát đo độ hài lòng của doanh nghiệp với cải cách thủ tục hành chính thuế vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố mới đây cho thấy có 78% doanh nghiệp hài lòng. Theo Báo cáo môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới đánh giá năm 2020, thời gian nộp thuế của Việt Nam đã giảm 300 giờ so với năm 2014 và giảm 114 giờ so với năm 2019; xếp hạng về chỉ số nộp thuế trong 4 năm qua đã tăng 64 bậc (từ thứ 173 lên 109/190). Cũng trong báo cáo này, chỉ số về thuế của Việt Nam đã tăng 22 bậc, đưa Việt Nam từ vị trí thứ 131 lên xếp thứ 109/190.

Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa TP Hà Nội đánh giá cao nỗ lực đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính của Bộ Tài chính. Đây là việc làm nổi bật, minh chứng là hầu hết thủ tục được thực hiện bằng hình thức trực tuyến, giảm dần đầu mối nhờ ứng dụng công nghệ thông tin. Việc cơ quan Thuế, Hải quan dẫn đầu về chi phí tuân thủ thấp đã hỗ trợ doanh nghiệp tiết giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

Bà Nguyễn Minh Thảo – Trưởng Ban Nghiên cứu Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - đơn vị độc lập thường xuyên tiến hành khảo sát, đánh giá quá trình cải cách của các bộ, ngành trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp cũng cho rằng, trong nhiều năm qua ngành Tài chính luôn tiên phong, đi đầu trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nhất là lĩnh vực thuế, hải quan, giúp giảm mạnh thời gian nộp thuế và thông quan hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính tiên phong trong việc áp dụng công nghệ thông tin, giao dịch điện tử trong nhiều lĩnh vực thuộc quản lý của Bộ như thuế, hải quan, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp… Những nỗ lực đó của Bộ Tài chính không chỉ được cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan, bộ, ngành khác ghi nhận mà nhiều tổ chức thế giới cũng đánh giá cao.

Thời gian tới, các cơ quan thuộc Bộ Tài chính vẫn sẽ tiếp tục kiên trì con đường cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi hơn nữa cho người dân và doanh nghiệp. Tổng cục Thuế đang triển khai các phương án đơn giản hoá 140 thủ tục hành chính hành chính trong lĩnh vực thuế. Đồng thời, triển khai đơn giản hóa chế độ báo cáo định kỳ và đơn giản hoá thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư trong lĩnh vực Thuế theo kế hoạch của Bộ Tài chính và Ban Chỉ đạo Đề án Tổng thể đơn giản hơn thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư. Công tác cải cách thủ tục hành chính của Tổng cục Hải quan thời gian tới tiếp tục được triển khai mạnh mẽ theo hướng tạo thuận lợi và giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Trong đó, thực hiện các đề xuất bãi bỏ thủ tục không cần thiết; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính nhằm tiết kiệm chi phí cho cộng đồng doanh nghiệp nhưng vẫn bảo đảm các yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Tổng cục Hải quan tập trung xây dựng Đề án tái thiết kế tổng thể hệ thống công nghệ thông tin ngành Hải quan; triển khai Đề án đầu tư hệ thống seal định vị điện tử phục vụ công tác giám sát đối với hàng hóa chịu sự giám sát hải quan vận chuyển bằng container; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến và mở rộng thực hiện thanh toán điện tử; tiếp tục triển khai Hệ thống quản lý hàng hóa tự động (VASSCM) tại các cảng biển. Đồng thời, để tiếp tục triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Bộ Tài chính đang phối hợp với Bộ Công an tập trung triển khai Cơ chế một cửa đường hàng không; triển khai mở rộng hệ thống quản lý giám sát hàng hóa đường hàng không.

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Ngăn chặn, phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết
下一篇:CSGT đo nồng độ cồn xuyên đêm, phát hiện tài xế vi phạm gấp đôi mức 'kịch khung'