【nhận định bóng đá italia】Cơ hội của FTA với Liên minh kinh tế Á

  发布时间:2025-01-25 16:46:44   作者:玩站小弟   我要评论
Trong bối cảnh Nga bị phương Tây bao vây về kinh tế, những rào cản bấy lâu nay đối với hàng Việt Nam nhận định bóng đá italia。
Cơ hội của FTA với Liên minh kinh tế Á-Âu

Trong bối cảnh Nga bị phương Tây bao vây về kinh tế,ơhộicủaFTAvớiLiênminhkinhtếÁnhận định bóng đá italia những rào cản bấy lâu nay đối với hàng Việt Nam tại Nga sẽ được dỡ bỏ cùng Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh kinh tế Á-Âu mới ký kết hồi cuối tháng 5. Hàng hóa Việt Nam lại có điều kiện quay lại Nga, một thị trường vừa cũ lại vừa mới, đây được xem là cơ hội rất lớn đối với hàng hóa xuất khẩu. Nhưng liệu DN Việt Nam có tận dụng được cơ hội này?

Với FTA này, DN Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận được với thị trường rộng lớn gồm 175 triệu dân với GDP 2.500 tỷ USD. Dự kiến đầu năm 2016, sẽ có 9.927 dòng thuế trong tổng số 11.360 dòng thuế, chiếm 87,4% dòng thuế và 95,7% về kim ngạch xuất nhập khẩu thuộc nhóm cam kết mở cửa thị trường, sẽ thực hiện cắt giảm thuế xuất nhập khẩu. Đặc biệt, sẽ có khoảng 53% tổng số dòng thuế sẽ về 0% ngay sau khi FTA này có hiệu lực.

Đến năm 2018, thêm 1,5% dòng thuế bị xóa bỏ. Liên minh kinh tế Á-Âu cũng đánh giá, sau khi FTA có hiệu lực, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và liên minh này sẽ đạt 10 đến 12 tỷ USD vào năm 2020 so với mức 4 tỷ USD năm 2014. Ước tính của Bộ Công Thương cũng cho biết, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang liên minh hàng năm sẽ tăng khoảng 18 đến 20%.

Về phía Việt Nam, DN không chỉ tiếp cận được với các nước thành viên đặc biệt là Nga, mà có thể mong chờ các đối tác thương mại lớn khác ngoài Nga khi liên minh này được mở rộng trong thời gian tới như các nước của Liên Xô cũ, các nước Trung Á. Nếu tính đến khối BRICS, hiện Nga là một trong những thành viên tích cực, có thể sẽ có thêm Brazil, Nam Phi, thậm chí cả Ấn Độ…

Liên minh kinh tế Á-Âu là thị trường rất mới với Việt Nam bên cạnh các thị trường rất trọng điểm như Mỹ, EU, Nhật Bản… Nhiều DN cho rằng, nếu so với các thị trường khác, thì thị trường Nga cũng như khối Liên minh kinh tế Á-Âu không khó tính bằng và như vậy sẽ dễ dàng hơn với các DN xuất khẩu Việt Nam.

Tuy nhiên, từ kinh nghiệm thực tiễn, Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga, ông Nguyễn Chí Tâm cho rằng đây là một quan niệm thực tế đã từng có, nhưng đã lỗi thời. Bởi bây giờ đã hết thời kỳ giao hàng theo chỉ tiêu kế hoạch giữa hai nước được thông qua, có gì giao nấy.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cũng cho rằng, các DN Việt Nam không nên quan niệm rằng, thị trường Liên minh kinh tế Á - Âu là một thị trường dễ tính. Đối với nhiều nước của Liên minh, trong đó có Liên bang Nga, yêu cầu chất lượng, tiêu chuẩn hàng hóa không kém gì một số nước phát triển, nhất là những hàng hóa liên quan đến sức khỏe của con người. Đây là điều các DN Việt Nam cần phải quan tâm, nhất là đối với những mặt hàng nông sản như: chè, cà phê và một số mặt hàng nông sản khác.

Bên cạnh đó, khoảng cách khá xa về địa lý là một rào cản mà nếu không có biện pháp phù hợp thì chi phí về vận tải sẽ làm tăng giá sản phẩm, gây bất lợi cho hàng hóa của Việt Nam. Về phương thức thanh toán, hiện nay hệ thống ngân hàng của các nước Liên minh kinh tế Á - Âu đang trong quá trình phát triển nhưng so với ngân hàng của nhiều nước tiên tiến trên thế giới thì có chênh lệch.

Vì vậy, khi đàm phán ký kết hợp đồng và đặc biệt về điều khoản thanh toán, các DN Việt Nam phải bàn rất kỹ với các đối tác của liên minh để làm sao khi tiêu thụ hàng hóa hay mua sản phẩm từ phía bạn không bị vướng bởi các điều khoản thanh toán, thuận lợi về giao dịch.

相关文章

最新评论