Năm 2023 bắt đầu,ếgiớivẫnđauđầuvớibitonlạkèo chấp 1 3/4 là bao nhiêu nền kinh tế được đặt trong một bối cảnh rất rõ ràng, đó là lạm phát đang cao.
Châu Á sẽ là trung tâm của tăng trưởng trong tương lai.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) từng nhấn mạnh, các thách thức đối với kinh tế toàn cầu năm nay là rất lớn, môi trường chính sách tiền tệ cũng đang ở tình trạng không bình thường. Cũng theo tổ chức này, cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng và vẫn đẩy lạm phát leo thang.
Hiện giá hợp đồng tương lai dầu thô Brent đang dao động quanh mức 80 USD/thùng. Theo 2 đại diện của nhóm các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC là Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất và Công ty dầu Saudi Arabia thì giá dầu đang ở mức cân bằng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế thì kịch bản năng lượng 2023 vẫn bị chi phối bởi hai điều không chắc chắn, đó là nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc và nguồn cung dầu mỏ của Nga.
Bà Gita Gopinath, Phó Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhận định: “Nhìn vào xu hướng lây nhiễm và việc nền kinh tế được tái mở cửa, chúng ta có thể thấy sự phục hồi rất nhanh của Trung Quốc bắt đầu từ sau quý I của năm nay. Nhưng nếu tăng trưởng ở Trung Quốc mạnh hơn nhiều, chúng ta có thể chứng kiến một đợt tăng giá dầu hoặc tăng giá năng lượng”.
Về Nga, có rất nhiều đồn đoán về khả năng xuất khẩu dầu mỏ của Nga trong năm 2023 trước những khó khăn bởi các lệnh trừng phạt cũng như những khó khăn trong chính nội tại nước Nga. Hiện các công ty quốc tế hợp tác với Nga trong lĩnh vực dầu mỏ đều đã dừng hợp tác với Nga.
Thị trường dầu thô thắt chặt đã làm hồi sinh các cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân với Iran, nhà sản xuất dầu thô lớn với khả năng xuất khẩu dự phòng. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán được dự đoán sẽ khó có triển vọng trong năm 2023 khi Iran và phương Tây vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong các vấn đề ngoại giao.
Năm 2023 dự báo là một năm triển vọng hơn cho phân ngành năng lượng tái tạo so với nhiên liệu hóa thạch. Ước tính, tiêu thụ năng lượng mặt trời và năng lượng gió sẽ tăng 11% trong năm 2023. Tuy nhiên, thách thức mà phân ngành năng lượng này hiện nay phải đối mặt là làm thế nào để thiết kế lại toàn bộ hệ thống trong khi vẫn duy trì nguồn cung cấp ổn định, giá cả phải chăng và bền vững cho hành tinh.
Có nhiều ý kiến nghiêng về khả năng, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) có thể phải trải qua các đợt suy thoái tương đối ngắn, không quá nghiêm trọng và có thể tăng trưởng trở lại sớm nhất vào quý IV năm nay.
Khác với những dự báo còn nghi ngại cho các nền kinh tế phương Tây, châu Á lại được mong đợi sẽ trở thành động lực cho triển vọng toàn cầu năm nay. Dù không nằm ngoài các thách thức và vẫn sẽ đối diện với những giai đoạn chịu tác động từ tình hình khó khăn chung, các nền kinh tế Đông Nam Á, Ấn Độ và sự mở cửa trở lại của Trung Quốc được kỳ vọng nhiều sẽ có thể làm sáng tình hình chung.
Triển vọng kinh tế, con đường tăng trưởng tại châu Á, Đông Nam Á nhìn chung sẽ khác với khu vực các nền kinh tế châu Âu. Do khu vực này được cách ly ở một mức độ nào đó với những khó khăn mà châu Âu phải đối mặt. Điều này có nghĩa, có nhiều khoảng trống hơn cho các chính sách định hướng tăng trưởng trong khu vực, mà ở nhiều nơi khác trên thế giới, lạm phát cao đang buộc các ngân hàng trung ương phải thắt chặt điều kiện. Dù vậy, vẫn còn nhiều biến số chưa chắc chắn với triển vọng kinh tế thế giới năm nay, vẫn còn nhiều yếu tố được đánh giá không mấy tích cực, nguy cơ suy thoái vẫn còn đó. Thách thức là vẫn có, động lực kinh tế toàn cầu đang được đặt kỳ vọng vào châu Á, nhưng xử lý tốt tác động từ các thách thức bên ngoài cũng là điều không đơn giản.
NGUYỄN TẤN tổng hợp