Theạitửngựcsaukhixămlàmhồngởspatìmkiếmtrênmạsỉ số bóng đáo BS.Lê Thảo Hiền, Khoa Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Da Liễu TPHCM, tại đây vừa tiếp nhận một trường hợp bị tai biến khi đi làm đẹp ở spa. Đó là nữ bệnh nhân 36 tuổi (ngụ tại TPHCM). Sau khi xem thông tin quảng cáo trên mạng xã hội, người phụ nữ này đã quyết định đến một spa xăm hồng làm đẹp quầng vú.
Sau khi xăm, người bệnh cảm thấy đau rát nhiều nhưng vẫn cố gắng chịu đựng vì cho rằng đó là tình trạng bình thường. Tuy nhiên, vị trí bầu ngực bị tổn thương ngày càng nghiêm trọng, vùng xăm trên bầu ngực rỉ dịch vàng liên tục, tạo ổ nhiễm trùng, đóng mài màu mật ong kèm đau rát.
Bệnh nhân đã phải đến Bệnh viện Da Liễu thăm khám. BS.Thảo Hiền cho biết, người bệnh bị viêm da nhiễm trùng, phải điều trị bằng kháng sinh, kháng viêm kết hợp vừa uống vừa bôi. Sau hơn 1 tuần điều trị, tình trạng nhiễm trùng mới được kiểm soát. Tuy nhiên, sau tổn thương bệnh nhân có nguy cơ gặp di chứng sẹo xấu trên bầu ngực.
Một trường hợp tương tự xảy ra trước đó, sau khi xăm hồng nhũ hoa ở spa, Xuân (28 tuổi), bị ngứa, chảy dịch và máu, nhiễm trùng, vùng đầu ngực có vết nứt lớn. Ban đầu, Xuân dự định dùng kem lột tại nhà vì giá rẻ, dễ làm, nhưng e ngại hiệu quả chậm. Sau sinh, cô luôn tự ti về cơ thể, muốn cấp tốc "tút tát" lại bản thân. Cô chi hơn 20 triệu đồng xăm hồng nhũ hoa (đầu vú), nhân viên spa thực hiện thủ thuật và cam kết "không đau, không cần nghỉ dưỡng, hiệu quả tức thì và không có tác dụng phụ".
Tuy nhiên, vài giờ sau xăm, Xuân bắt đầu ngứa tại vùng đầu ngực. Nhân viên spa giải thích đây là biểu hiện bình thường, chỉ cần thoa kem dưỡng ẩm và vệ sinh mỗi ngày. Vài ngày sau, vùng xăm bị chảy dịch, có mùi hôi, cảm giác căng tức, đau rát.
Xăm làm hồng ngực là phương pháp nhiều người chọn nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ảnh minh họa
Tiếp nhận bệnh nhân, bác sĩ Tạ Quốc Hưng, Khoa Da liễu -Thẩm mỹ da Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, cho biết cô bị dị ứng với mực xăm khiến vùng nhũ hoa kích ứng, biến chứng. Ngoài ra, khâu vệ sinh và quy trình thẩm mỹ chưa đạt yêu cầu cũng có thể là nguyên nhân. Để điều trị, bác sĩ xử lý tình trạng viêm nhiễm, kê thuốc dị ứng và thuốc giảm ngứa, đồng thời hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc tại nhà.
Theo BS.Thảo Hiền, Bệnh viện Da Liễu TPHCM thông tin thêm, phương pháp xăm hồng nhũ hoa được quảng cáo rầm rộ trên các nền tảng mạng xã hội, với nội dung "lấy lại tuổi xuân chỉ sau một liệu trình, tăng sinh collagen, chống lão hóa, ngăn ngừa chảy xệ". Các spa cam kết công nghệ và quy trình đạt chuẩn, đảm bảo an toàn.
Dịch vụ này thu hút phụ nữ từ 30 tuổi trở lên, đặc biệt là phụ nữ sau sinh, có điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, "xăm thường chỉ khắc phục tạm thời vì màu sắc xăm có thể phai dần đi và thay đổi theo thời gian. Nguy hiểm hơn nếu thực hiện tại cơ sở không uy tín còn có nguy cơ "rước họa vào thân".
Nhũ hoa bị thâm do nhiều nguyên nhân như tác động của thời gian dẫn đến lão hóa, viêm nhiễm, sử dụng sản phẩm chăm sóc không phù hợp. Sự thay đổi hormone trong cơ thể, như trong giai đoạn tiền mãn kinh hoặc sau sinh cũng làm thay đổi màu sắc. Yếu tố di truyền hoặc tác động của tia UV từ ánh nắng mặt trời cũng là nguyên nhân.
Xăm hồng có thể giúp tái tạo lại vẻ tự nhiên cho khu vực này và là nhu cầu chính đáng nhưng tiềm ẩn nguy hại. Nguyên nhân, nhũ hoa là khu vực nhạy cảm và dễ nhiễm trùng nếu quy trình không đảm bảo. Chị em có nguy cơ phản ứng với hóa chất, thành phần của mực, gây dị ứng, kích ứng. Thiết bị hoặc kim xăm không được làm sạch và khử trùng đúng cách khiến lây nhiễm các bệnh viêm gan B, C hoặc HIV. Quá trình xăm có thể gây đau đớn và cần thời gian để da hồi phục.
Mực xăm rất bền màu cộng với cấu tạo của máy xăm chuyên dụng với những kim xăm xếp thành từng cụm có thể gây đau đớn và khó xóa. Bên cạnh đó, màu sắc xăm có thể thay đổi theo thời gian và khi đã xăm rất khó khôi phục lại được màu sắc ban đầu.
Cùng quan điểm, bác sĩ Phạm Duy Linh, Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội), cho rằng đây không phải là phương pháp phù hợp với tất cả mọi người, nhất là người đang mang thai và cho con bú, người có tiền sử dị ứng...
Một số người xăm ở cơ sở không uy tín, mực xăm kém chất lượng, dụng cụ không đảm bảo vô khuẩn dẫn đến bị lây chéo các bệnh về đường máu, viêm da, nhiễm trùng tại chỗ. Do đó, mọi người cần cân nhắc kỹ trước khi xăm, không chỉ nhũ hoa mà cả các vị trí khác", bác sĩ nói. Không nên tin theo lời cam kết xóa xăm giá rẻ trên mạng xã hội dẫn đến "tiền mất, tật mang".
Ngoài xăm, chị em cần tỉnh táo cân nhắc phương pháp làm hồng khác đang được quảng cáo tràn lan trên mạng như kem bôi, gel lột... Các sản phẩm này thường không rõ nguồn gốc, nhiều rủi ro, nguy cơ tổn thương da và nhiễm trùng cao hơn.
Quy định của pháp luật về điều kiện hoạt động đối với cơ sở dịch vụ thẩm mỹ
Tại Việt Nam, xăm hình là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện và mỗi chủ thể khi thực hiện hoạt động này cần được cấp chứng chỉ phun xăm. Theo quy định của Nghị định 109/2016/NĐ-CP, cơ sở dịch vụ xăm hình chỉ được thực hiện các hoạt động xăm, phun, thêu trên da, không được sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Cơ sở vật chất để kinh doanh phun, xăm thẩm mỹ: Có địa điểm kinh doanh cố định và bảo đảm các điều kiện vệ sinh an toàn; Thiết bị phun xăm thẩm mỹ phải có đủ thiết bị, dụng cụ, vật tư phù hợp với phạm vi hoạt động của cơ sở kinh doanh và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; Nhân sự để kinh doanh phun xăm thẩm mỹ, người thực hiện việc xăm, phun không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm tại cơ sở dịch vụ xăm hình phải có giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ đào tạo, dạy nghề về phun, xăm do cơ sở đào tạo hoặc dạy nghề hợp pháp cấp 4.