【diễn biến chính liverpool gặp aston villa】No đủ nhờ mua bán ve chai

时间:2025-01-26 23:11:33 来源:88Point

Len lỏi khắp các con đường,đủnhờdiễn biến chính liverpool gặp aston villa ngõ hẻm tìm mua, nhặt nhạnh những loại phế liệu bỏ đi và từ những thứ không còn sử dụng đó, đã giúp cho nhiều người có được cuộc sống no đủ.

Từ nghề mua ve chai, gia đình bà Vân (phải) đã đổi đời.

“Tò tét” lên đời !

Mới hơn 7 giờ sáng, nhưng cơ sở thu mua phế liệu Đức Giác, nằm trên đường Trần Hưng Đạo, khu vực 3, phường I, thành phố Vị Thanh, do bà Huỳnh Khánh Vân làm chủ đã có khá đông người đem phế liệu đến cân. Có người ở thành phố Vị Thanh, cũng có người ở huyện Vị Thủy lên đây bán... Nhờ thu mua với giá cả hợp lý, nên cơ sở bà Vân luôn hút các mối ve chai. Bà Vân chia sẻ: “Cũng nhờ thu mua phế liệu mà vợ chồng tôi có cuộc sống như ngày hôm nay, con cái được học hành đàng hoàng”. Đảo mắt nhìn một lượt các “sản phẩm” vừa mới được thu mua, bà Vân nói giá phế liệu dạo này hơi thấp nên mỗi ngày cơ sở thu mua nhiều lắm hơn chục triệu đồng. Khi phế liệu được giá, số tiền mua phế liệu lên hơn 20 triệu đồng/ngày. Đưa tay nhặt mấy cái vỏ chai móp méo gom lại thành đống, đôi mắt nhìn xa xăm, bà Vân kể về một thời gian khó của vợ chồng bà từ những ngày đầu mới làm nghề “tò tét”, cái tên dân gian mà nhiều người vẫn gọi.

Ngày xưa cha mẹ hai bên đều đông con, khi vợ chồng bà Vân ra riêng tài sản chỉ có cái nền nhà ở dưới mé sông và 100.000 đồng. Thời đó, số tiền này cũng đủ làm vốn lận lưng, sẵn nghề thu mua phế liệu từ gia đình, vợ chồng bà lại gánh cần xé đi mỗi ngày cả chục cây số mua sắt, thép, đồng, xoong nồi, ấm chảo, bình ắc quy cũ, hư hỏng. Khi có chút đỉnh tiền, bà Vân cùng chồng mua chiếc xe đạp cũ, rong ruổi khắp nơi, từ phố thị đến những xóm nghèo, nơi nào có phế liệu, ắt có bước chân của vợ chồng người mua ve chai cần mẫn.

Sau vài năm, khi đã có chút vốn, vợ chồng bà không phải đi nữa mà thu mua tại nhà. Thu mua xong, vợ chồng bà phân loại rồi bán cho cơ sở tái chế ở tận Thành phố Hồ Chí Minh. Tích tiểu thành đại, từ một cơ sở nhỏ, khi bán ve chai có lời nhiều, gia đình bà Vân tích cóp mua đất xây cơ sở thu mua. Cũng từ đây, cuộc sống mới đến với vợ chồng bà. Thay cho ngôi nhà xập xệ, là căn nhà được cất khang trang, nhà xưởng chứa phế liệu được xây dựng. Từ gian khó, nhờ thu mua phế liệu, gia đình bà Vân có cơ hội đổi đời, cuộc sống hiện tại cũng không thua kém ai. Với 2 cơ sở thu mua, mỗi ngày bà Vân thu về khoảng 500.000 đồng tiền lời. “Nghề nào cũng quý, cũng tốt, quan trọng là mình phải tận tâm, cật lực, chứ muốn thảnh thơi mà có tiền chắc không được. Cuộc sống tôi giờ đây cũng đỡ dữ lắm rồi, nhưng vợ chồng tôi vui nhất là con cái được học hành đàng hoàng như mọi người”, bà Vân vui vẻ cho biết.

Không chỉ làm giàu cho mình, cơ sở thu mua phế liệu của gia đình bà Vân còn tạo việc làm thường xuyên cho gần 20 lao động ở địa phương, với tiền công vài triệu đồng mỗi tháng. Bà Vân chia sẻ thêm: “Cơ sở của tôi tính bình quân một năm lợi nhuận khoảng một trăm, hai trăm triệu đồng. Làm nghề này mình phải biết thời điểm nào cần tích trữ hàng, thời điểm nào cần xuất bán, “rơi” đúng thời điểm là có thể sống khỏe với nghề”, bà Vân nói.

Sự nhọc nhằn được đền đáp

Sự nhọc nhằn, rồi cũng được đền đáp bằng một cuộc sống ổn định. Không riêng gia đình bà Vân, nhiều người nghèo khó cũng phất lên nhờ buôn bán phế liệu, như trường hợp của gia đình anh Danh Quang Sang và chị Nguyễn Thị Cẩm Tú, ở khu vực 3, phường I, thành phố Vị Thanh. Tay thoăn thoắt xếp lại mớ phế liệu mới được mua về, chị Tú chia sẻ: “Nói thiệt chứ, nếu không có nghề mua phế liệu này không biết vợ chồng tôi phải sống làm sao nữa. Đâu có nghề gì đâu, hồi đó nghèo nhắc lại mà thấy sợ luôn”.

Lúc trước vợ chồng chị Tú làm ăn thất bại, nợ nần chồng chất, không có nhà cửa, gia đình phải tá túc ở phòng trọ chật hẹp. Ngày đó, đứa con gái chưa tròn 1 tuổi đầu, nhưng chị đành bấm bụng gửi người giữ, còn hai vợ chồng đi làm, hy vọng trả được nợ nần, đứa con gái nhỏ có sữa Ông Thọ để uống. Lúc đó, anh Sang đi vác cát đá, còn chị đi mua phế liệu. Hàng ngày, cứ 6 giờ sáng, chị Tú bắt đầu công việc của mình. Quanh thành phố Vị Thanh, hầu như con hẻm, con đường nào bước chân của chị cũng đã đi qua. Làm ăn đàng hoàng, giá cả mua bán cạnh tranh, nên nhiều người gặp chị mới chịu bán phế liệu. Chị Tú cho biết: “Tôi thu mua hầu hết những gì mà người ta bỏ đi, từ giấy vụn, quạt hỏng, ti vi hư, bình gas mini không sử dụng được. Những năm trước nghề mua phế liệu này làm ăn được lắm, có ngày lời hơn hai trăm ngàn đồng lận. Nhờ vợ chồng biết tiện tặn, sau vài năm, nhà tôi đã trả hết nợ, mà còn mua được miếng đất cất nhà ở bây giờ nè”.                

Sau chục năm mưu sinh bằng nghề mua phế liệu, giờ đây gia đình chị Tú đã có nhà cửa đàng hoàng. Dù cuộc sống tuy đã ổn định, nhưng hàng ngày vợ chồng chị Tú vẫn rong ruổi đi mua ve chai. “Làm nghề riết rồi quen, không đi làm thấy thiếu thiếu. Bây giờ, đỡ vất vả hơn trước rồi, vợ chồng tôi không cần phải đi suốt ngày, mà có đi cũng đi xe máy. Đi mua ngần ấy năm nên có nhiều mối quen lắm, nếu có phế liệu cần bán là họ điện thoại chúng tôi đến mua ngay”, chị Tú bộc bạch.

Đã có nhiều cảnh đời vươn lên từ nghề phế liệu như bà Vân, như vợ chồng chị Tú. Nói đến nghề ve chai, người ra nghĩ ngay đến hình ảnh một chiếc cần xé cũ, một chiếc xe đẩy cà tàng của những người với gương mặt khắc khổ, nhưng họ chẳng bao giờ chê cái nghề của mình, vì đó là cuộc sống, là miếng cơm của họ, dù rằng những thứ họ nhặt nhạnh được đôi khi không có giá trị gì với người khác… Họ luôn coi đây là cái nghề và họ trân trọng nó, như lời bà Cao Thị Hồng, một người có thâm niên mấy mươi năm làm nghề mua ve chai ở khu vực 3, phường I, thành phố Vị Thanh, bày tỏ: “Tui thấy cái nghề của mình cũng được lắm à, mình đi nhặt rác này nọ, làm sạch phố phường và tui chẳng bao giờ mắc cỡ khi đi lượm vỏ chai, vỏ lon hay cái bọc ni-lông”.

Bài, ảnh: BÍCH CHÂU

推荐内容