Bác sĩ Lý Minh Quang (ảnh),ănghoacảmxckhichơititửkèo u19 Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phụng Hiệp, cũng là người đam mê tài tử ở Hậu Giang, với những ngón đờn điêu luyện. Chăm chút ngón đờn Tưởng hẹn anh rất khó vì công việc bận rộn, nhưng anh hẹn gặp ngay, tại nhà ở xã Hòa Mỹ. Có lẽ, ít ai gặp anh nói về niềm đam mê tài tử, nên anh hứng khởi thật sự. Tôi tranh thủ gặp anh ngày cuối tuần, vì nghĩ rằng đây là khoảng thời gian nghỉ ngơi. Nhưng cuối tuần, anh còn bận hơn ngày làm việc. Anh cười lý giải, ngày cuối tuần anh dành cho việc gia đình, ở đây là phòng mạch, nhà thuốc… Tôi hỏi: “Vậy thời gian đâu anh luyện ngón đờn?”. Anh nói ngay: “Tôi có 2 cây đờn, để ở nhà và ở phòng làm việc, lúc nào thấy mệt mỏi với công việc thì cầm đờn lên xem như một cách làm cho tâm hồn mình nhẹ nhàng, thư thái, cảm xúc thăng hoa”… Rồi anh kể cho tôi nghe câu chuyện về niềm đam mê tài tử từ hồi nhỏ. Nghe tiếng đờn là chân đã muốn đi. Gia đình cũng khó khăn, nhưng vì niềm đam mê của con trai, ba anh tằn tiện mua cho anh cây đờn guitar phím lõm, kiếm thầy cho anh học. Dù hơn 10 tuổi, cầm cây đờn to hơn người, bấm phím không tới, nhưng anh vẫn miệt mài tập luyện. Không chỉ chuyên guitar phím lõm, anh còn mày mò học đờn cò, kìm và cả sến. Rồi anh cùng những người có cùng sở thích tụ tập những lúc rảnh hòa đờn, hòa ca, truyền nghề cho những thanh niên trong xóm để có thêm người chơi. Thời đó nghèo, khi đờn hư, không tiền mua, tự chế bằng chiếc nón cối, dây bằng cọng thép của dây điện thoại…, là những kỷ niệm không bao giờ anh quên. Anh còn kể cho tôi nghe lòng kính trọng người thầy dạy anh đờn, đã truyền cảm hứng và niềm đam mê, là nghệ nhân Nguyễn Văn Mỗ, ở xã Phương Bình (đã mất). Thật tình cờ, tôi cũng từng gặp nghệ nhân này và nghe ông nhắc đến học trò của mình để lại ấn tượng trong quá trình truyền nghề. Anh trong mắt người thầy này là người hiền lành, sáng dạ, có niềm đam mê đờn tài tử rất mãnh liệt. Mê đờn ca, nhưng anh xác định phải học, nên không hề lơ là. Năm 1987, sau khi học xong trung học y tế, anh về làm y tá tại Bệnh viện huyện Phụng Hiệp. Anh phấn đấu học chuyên sâu, giờ đã là bác sĩ chuyên khoa II. Vừa làm nghề y, vừa tham gia sinh hoạt đờn ca tài tử, đờn trong các hội thi, hội diễn thông tin lưu động. Cái tên “Quang đờn” cũng ra đời trong thời điểm này, làm cho anh thấy vui và ý nghĩa vì thành tựu của mình đã được công nhận. Sáng tác bằng cảm xúc thật Không chỉ đờn hay, anh còn sáng tác bài vọng cổ. Phát huy lợi thế của người biết đờn, cộng với cảm xúc về cuộc sống, anh đã viết lên những bài vọng cổ ngọt ngào. Anh chia sẻ: “Làm trong nghề y lâu năm, cũng từng tham gia văn nghệ, dàn dựng chương trình để anh chị em đi thi, nên tôi có chút kinh nghiệm, vốn liếng sáng tác. Với lại, mình viết về nghề mình thì cảm xúc sẽ đầy hơn”. Vậy là những câu chuyện trong nghề được anh góp nhặt, có khi thành tiểu phẩm, có khi thành ca khúc, đa phần là những cảm xúc về nghề nghiệp. Nhân vật lúc là đồng nghiệp, có khi là chính anh với hình ảnh người thanh niên để được khoác chiếc áo blouse trắng, nhưng phía sau là nỗi vất vả của người mẹ một nắng hai sương chắt chiu dành dụm cho anh ăn học nên người, ủng hộ anh theo nghiệp đờn ca… Giờ, nhìn lại, anh thấy hài lòng với cách chọn lựa và theo đuổi đam mê của mình. Những bài hát: “Áo trắng hương đời”, “Blouse trắng mẹ hiền”, “Khúc tình quê”… của anh được đón nhận, được các nghệ sĩ nổi tiếng hát, càng làm cho anh có thêm niềm hứng khởi. Anh nói, giờ, anh vẫn còn mê đờn lắm, nhưng có quá ít thời gian. Anh sẽ vẫn rèn luyện ngón đờn, vẫn dành thời gian cùng bạn tri âm chơi tài tử. Anh còn mong ước sẽ có một căn phòng riêng để anh lưu giữ những kỷ niệm của nghiệp đờn mà anh đeo mang. Anh còn luôn ước mơ làm một đĩa về hành trình theo đờn ca tài tử của mình cùng những sáng tác bằng cảm xúc từ trái tim… Vừa thành công ở nghề, vừa được thỏa sức tung hoành sở thích riêng, giúp anh thăng hoa trong công việc lẫn nghệ thuật. Anh nói, anh thích được gọi là nghệ nhân lắm, vì nghe hay. Nhưng càng thấy mình có trách nhiệm giữ gìn và phát huy đờn ca tài tử của dân tộc. Anh sẽ tiếp tục rèn luyện ngón đờn, tiếp tục sáng tác và tham gia sinh hoạt đờn ca tài tử ở địa phương khi sắp xếp được thời gian, để cùng chia sẻ niềm đam mê, thắp truyền ngọn lửa tài tử cho mọi người. Bài, ảnh: VĨNH TRÀ |