您的当前位置:首页 > Thể thao > 【sjk vs】Hồn trâu 正文

【sjk vs】Hồn trâu

时间:2025-01-25 00:23:00 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

Trong quan niệm đạo Phật, con trâu là một trong nhữn sjk vs

Trong quan niệm đạo Phật,sjk vs con trâu là một trong những linh thú. Nhiều đình, chùa ở nước ta đã chạm khắc và tạc tượng trâu. Các di chỉ khảo cổ học tìm thấy ở di chỉ Đình Chàng, chùa Kim Ngưu (Bắc Ninh) có nhiều tượng trâu bằng đá. Đến thời nhà Lý, ở chùa Phật Tích (1057) thuộc Bắc Ninh có tạc cặp tượng trâu ngự trên đài hoa sen trước sân chùa. Đến thời Lê Trung Hưng, trong trào lưu phát triển mạnh nghệ thuật làng xã với các đình chùa, miếu mạo thì con trâu trở thành hình chạm trang trí khá phổ biến như chùa Bút Tháp (1647) ở Bắc Ninh, tháp Bảo Nghiêm đều có hình trâu chạm nổi. Ở tấm bia đá chùa Cảnh Phúc (1695) tại Nam Định cũng có hình chạm con trâu đang nằm nghỉ.

Với cư dân nông nghiệp xưa, con trâu là cả khối tài sản, người bạn thủy chung, gắn bó với con người từ hàng ngàn năm: “Trâu chết để da, người chết để tiếng”. Cũng giống như cây tre gắn bó với con đường làng, mảnh vườn, góc sân của mỗi gia đình, mỗi làng quê Việt Nam.

Từ xa xưa, các tộc người trên khắp dải đất Nam Trường Sơn đã sùng bái, tôn thờ một hay nhiều con vật. Với họ, con vật được tôn thờ rất gần gũi, gắn bó mật thiết và có vai trò quan trọng trong cuộc sống sinh hoạt, lao động thường ngày và cả ý nghĩa tâm linh. Việc tôn sùng này là một hình thức thờ vật tổ. Nếu như người Tày coi con trâu là “bà tổ”, người Mông coi trâu là “hồn trâu”, thì người Xêtiêng coi con trâu là “sứ giả”. Đây chính là con vật quan trọng nhất, biểu tượng của tài sản, địa vị xã hội, lòng dũng cảm, tinh thần chiến đấu của họ.


Lễ hội Đâm trâu - nét đẹp truyền thống của đồng bào Xêtiêng Bình Phước