您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【số liệu thống kê về aston villa gặp brighton】Doanh nghiệp ghi nhận nỗ lực trong công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành

Ngoại Hạng Anh2人已围观

简介Nhiều cải cách đáng kể về kiểm tra chuyên ngànhTheo ông Lương Khánh Thiết – Phó Trưởng Ban Cải cách ...

Nhiều cải cách đáng kể về kiểm tra chuyên ngành

Theệpghinhậnnỗlựctrongcôngtácquảnlýkiểmtrachuyênngàsố liệu thống kê về aston villa gặp brightono ông Lương Khánh Thiết – Phó Trưởng Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan, với sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng sự nỗ lực triển khai của các bộ, ngành, công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hoá xuất nhập khẩu đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể, được cộng đồng doanh nghiệp (DN) ghi nhận.

Cụ thể, nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đã được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới theo hướng cải cách, tạo thuận lợi cho DN.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành đã bước đầu áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành ở các mức độ, hình thức khác nhau. Nhiều bộ, ngành chuyển đổi thời điểm kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa nhập khẩu từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Nhiều thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành được điện tử hóa. Những quy định chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành cũng đã được xử lý. Tỷ lệ lô hàng phải kiểm tra đã giảm trong năm 2021.

Ngoài ra, nhằm tạo bước đột phá trong công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan đã tham mưu Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 12/01/2021 phê duyệt đề án “Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu”. Trên cơ sở đó, từ năm 2021 đến nay, Tổng cục Hải quan tập trung xây dựng, trình Chính phủ dự thảo nghị định quy định cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng và kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu làm cơ sở triển khai các nội dung cải cách tại Quyết định số 38/QĐ-TTg. Hiện nay, Bộ Tài chính đang tổng hợp, tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ.

Nguồn: VCCI
Nguồn: VCCI

Việc đổi mới mô hình kiểm tra chuyên ngành theo nghị định được kỳ vọng sẽ giúp DN giảm chi phí và thời gian, giúp tiết kiệm ngân sách thông qua việc cắt giảm thủ tục hành chính, cắt giảm lô hàng phải kiểm tra, giảm thời gian thông quan hàng hóa; giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của DN trong việc tuân thủ pháp luật về chất lượng, về an toàn thực phẩm của hàng hóa.

Bản báo cáo về mức độ hài lòng của DN đối với việc thực hiện các thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành mới được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tổng cục Hải quan công bố ngày 3/11 đã cho thấy rõ rệt những kết quả này.

Trong đó tiêu biểu là đánh giá của DN về ảnh hưởng của việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) đến thời gian và chi phí tuân thủ thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Cụ thể, với mức độ tốn kém được đo trên thang điểm 1-10, về thời gian, nếu áp dụng phương thức truyền thống, việc khai báo thông tin hồ sơ được đánh giá ở mức 5-5,04 điểm; tiếp nhận và giải quyết hồ sơ được đánh giá ở mức 5-5,20 điểm thì hai khâu quan trọng này được DN chấm 3-3,25 điểm và 3-3,52 điểm nếu thực hiện trên Cổng thông tin NSW. Tương tự với chi phí, việc khai báo thông tin hồ sơ được đánh giá ở mức 4,48-5 điểm; tiếp nhận và giải quyết hồ sơ ở mức 4,91-5 điểm nếu áp dụng phương thức truyền thống và đạt tới 2-3,1 điểm và 3-3,27 điểm nếu thực hiện trên Cổng.

Kỳ vọng triển khai NSW triệt để hơn

Khảo sát do VCCI và Tổng cục Hải quan triển khai liên quan đến kiểm tra chuyên ngành cũng ghi nhận một số phản ánh của cộng đồng DN. Phần lớn ý kiến DN rất ủng hộ những nỗ lực của Bộ Tài chính mà cụ thể là ngành Hải quan trong công tác cải cách kiểm tra chuyên ngành. Song, theo kết quả điều tra, chỉ 60% DN hài lòng với kết quả phản hồi của các cơ quan quản lý chuyên ngành. Qua đó, số DN này đề nghị các bộ, ngành có thủ tục kiểm tra chuyên ngành cần hợp tác với cơ quan đầu mối là Tổng cục Hải quan xây dựng một cơ chế Điểm hỏi đáp quốc gia về các thủ tục hải quan và kiểm tra chuyên ngành. Trong cơ chế này, nhân sự tham gia hỗ trợ cần bao gồm cán bộ đại diện cho hải quan và tất cả các bộ, ngành liên quan.

Hải quan nỗ lực hiện đại hóa các khâu thực hiện thủ tục trên Cổng thông tin một cửa quốc gia

Ông Hoàng Việt Cường - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho biết, với mong muốn tạo thuận lợi hơn nữa cho cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan đã, đang và sẽ nỗ lực, phối hợp với các bộ, ngành liên quan để đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính và hiện đại hóa các khâu thực hiện thủ tục trên Cổng thông tin một cửa quốc gia nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của cơ chế này, cũng như sẽ tích cực đẩy mạnh triển khai đề án, hướng tới mục tiêu cải cách toàn diện và thực chất công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu, tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy việc triển khai một số khâu trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành qua Cổng thông tin NSW giúp giảm thời gian và chi phí như đã nêu trên. Do vậy, các DN mong muốn việc triển khai NSW được tiến hành nhanh hơn và triệt để hơn nhằm tối giản các giấy tờ phải nộp, chuyển tối đa sang các hình thức số hóa.

Về phía cơ quan đầu mối, ông Lương Khánh Thiết cho hay, trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo chỉ đạo của Chính phủ, cơ quan hải quan sẽ phối hợp với các bộ, ngành và các đơn vị liên quan tiếp tục rà soát văn bản pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu còn vướng mắc, bất cập, gây kéo dài thời gian, tăng chi phí cho hoạt động xuất nhập khẩu để kiến nghị sửa đổi, bổ sung; thời hạn hoàn thành tháng 6/2023; dự kiến rà soát tập trung lần tiếp theo trong quý IV/2022.

Cơ quan hải quan cũng sẽ nâng cấp Cổng thông tin NSW để tạo thuận lợi hơn cho DN tiến tới số hóa hồ sơ, số hóa quy trình thủ tục, giảm đầu mối tiếp xúc giữa DN và các cơ quan quản lý nhà nước.

Thường xuyên rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính

Sáng nay, 3/11, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Tổng cục Hải quan và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức hội nghị công bố kết quả “Khảo sát mức độ hài lòng của DN về thực hiện thủ tục hành chính thông qua NSW và thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành năm 2021”.

Đây là hoạt động nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của NSW trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính cho DN, cũng như giảm thiểu gánh nặng không cần thiết cho DN trong thực hiện các thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành, từ đó tạo thuận lợi hơn cho cộng đồng DN xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

Cuộc khảo sát được thực hiện với 2 phần nội dung chính: Đối với nội dung khảo sát việc thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng thông tin NSW, tính đến tháng 4/2022, có 12 thủ tục hành chính của 5 bộ, ngành đang được thực hiện; việc thực hiện thủ tục quản lý và kiểm tra chuyên ngành được khảo sát chung với các thủ tục của 10 bộ quản lý chuyên ngành. Các khuyến nghị, bao gồm hướng dẫn tăng cường cho DN, cập nhật thường xuyên về chính sách và quy định và chức năng hỏi đáp, sẽ được trình lên Ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế NSW và tạo thuận lợi thương mại, cũng như các bộ ngành có liên quan để xem xét.

Theo Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng, để nâng cao hiệu quả Cơ chế NSW và cải cách thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành trong thời gian tới, các cơ quan nhà nước cần thường xuyên rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa và áp dụng số hóa triệt để quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính. Việc sớm có cơ chế kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu sẽ giúp giảm thiểu gánh nặng yêu cầu thông tin không cần thiết đối với các DN, đồng thời nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Tags:

相关文章