当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【tỷ số bóng đá đang diễn ra】Thủ tướng chỉ đạo trình chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí trong tháng 5

Doanh nghiệp quan tâm đến chính sách miễn giảm thuế thu nhập,ủtướngchỉđạotrìnhchínhsáchmiễngiảmgiahạnthuếphítrongthátỷ số bóng đá đang diễn ra thuế giá trị gia tăng Năm 2023: Đã giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí khoảng 193,4 nghìn tỷ đồng "5 tăng, 5 giảm" và "5 tăng tốc bứt phá" trong điều hành chính sách tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ. Ảnh: VGP

Các cân đối lớn được bảo đảm

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Chí Dũng cho biết, kinh tế vĩ mô 4 tháng cơ bản ổn định, nền kinh tế phục hồi và có mức tăng trưởng tích cực, đạt được mục tiêu tổng quát đề ra và nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.

Nhiều tổ chức, chuyên gia quốc tế tiếp tục đánh giá cao kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam. ADB dự báo năm 2024 Việt Nam tăng trưởng 6%, HSBC dự báo 6,3%; Standard Chartered dự báo 6,7%; xếp hạng môi trường kinh doanh tăng 12 bậc…

Trong đó, các cân đối lớn được bảo đảm; thu đủ chi, xuất đủ nhập, an ninh năng lượng, lương thực được bảo đảm (xuất khẩu gạo đạt trên 3,2 triệu tấn, kim ngạch đạt 2,08 tỷ USD, tăng lần lượt 11,7% và 36,5% so với cùng kỳ)… Xuất khẩu tiếp tục xu hướng tích cực, xuất siêu tăng. Đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế…

Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nhận định, khó khăn, thách thức còn rất lớn, có những yếu tố mới đặt ra từ cả bên trong và bên ngoài nền kinh tế, nhất là trong kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Theo Bộ trưởng Bộ KHĐT, áp lực lạm phát đang chịu tác động của các yếu tố bên ngoài do biến động giá dầu, lương thực, chất bán dẫn, chi phí vận tải đường biển, hàng không… lại cộng hưởng với các yếu tố bên trong do việc điều chỉnh giá điện, dịch vụ giáo dục, y tế thực hiện chính sách cải cách tiền lương… Cùng với đó, tỷ giá dự báo tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh do sức ép từ thị trường tài chính, tiền tệ thế giới…

Bên cạnh các áp lực này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng cho hay, sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, thách thức. Sản xuất công nghiệp phục hồi còn chậm…

Từ những kết quả đạt được, tại phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã chỉ ra những khó khăn, thách thức còn tồn tại và đưa ra nhiều bài học kinh nghiệm. Trong đó, Thủ tướng nêu rõ, thị trường bất động sản bước đầu ổn định, nhưng khó khăn, vướng mắc còn chậm được giải quyết; nợ xấu có xu hướng tăng. Việc triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội còn chậm. Còn 32.000 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa phân bổ…

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Thủ tướng đã đưa ra nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành để phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: VGP

Không điều hành "giật cục", tăng thu, tiết kiệm chi

Vì thế, người đứng đầu Chính phủ đã chỉ rõ 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới.

Thứ nhất,về chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm; lưu ý không điều hành "giật cục" và chính sách tài khoá phải tích cực hơn…

Thủ tướng cũng yêu cầu tăng thu, tiết kiệm chi, áp dụng hóa đơn điện tử trong quản lý thu. Thủ tướng cho rằng cần phát huy kinh nghiệm thành công từ áp dụng cho hệ thống bán lẻ xăng dầu. Cùng với đó là sớm trình cấp có thẩm quyền trong tháng 5 về chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân.

Ngoài ra, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đề nghị phát triển lành mạnh, an toàn, hiệu quả các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, vàng…; tăng cường quản lý giá cả, thị trường, có lộ trình phù hợp điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý, các dịch vụ công...

Thứ hai, tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng) và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Trong đó, về đầu tư, Thủ tướng yêu cầu cải cách, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi thu hút, giải ngân đầu tư… Về xuất khẩu, củng cố các thị trường truyền thống, mở rộng các thị trường mới cũng như có giải pháp kịp thời, hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn mới, tiêu chuẩn xanh…

Thứ ba, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia, Thủ tướng yêu cầu phải coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của bộ, ngành, địa phương, phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 tối thiểu đạt 95%.

Thứ tư, tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia.

Thứ năm, tập trung phát triển mạnh các ngành, lĩnh vực chủ yếu (công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ).

Thứ sáu, chú trọng các lĩnh vực văn hoá, xã hội, môi trường, bảo đảm an sinh xã hội, đời sống nhân dân…

Thứ bảy, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều hành, mỗi bộ, ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số như Bộ Công an đã làm và kết nối với Đề án 06.

Thứ tám, tăng cường quản lý các mặt hàng như giá vàng, bảo đảm thuốc chữa bệnh cho người dân.

Thứ chín, chuẩn bị kỹ, báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện cải cách tiền lương mới từ 1/7/2024, bảo đảm công bằng, tổng thể, thống nhất.

Thứ mười, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống tội phạm; đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Mười một, triển khai chu đáo, thực chất, hiệu quả các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo cấp cao.

Mười hai, tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội.

Mười ba, tích cực triển khai các nhiệm vụ của Tiểu ban kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng, bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Mười bốn, khẩn trương thực hiện sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Mười lăm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân…

分享到: