【kết quả bóng đá bangladesh】Ngành Hải quan phát hiện, làm rõ nhiều vụ gian lận C/O

时间:2025-01-12 01:58:21 来源:88Point

Tang vật 28 kiện hàng là cốc giữ nhiệt nhập khẩu từ Trung Quốc

Tang vật 28 kiện hàng là cốc giữ nhiệt nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng được in ấn nhằm gian lận xuất xứ là hàng Thái Lan do Cục Hải quan Lạng Sơn phát hiện,ànhHảiquanpháthiệnlàmrõnhiềuvụgianlậkết quả bóng đá bangladesh bắt giữ ngày 7/7/2019. Ảnh: CTV HQLS

Cơ quan hải quan đã chủ động, phát hiện, điều tra làm rõ một số doanh nghiệp (DN) có nghi vấn gian lận thương mại, làm giả chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)...” - Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan Nguyễn Phi Hùng chia sẻ với phóng viên TBTCVN.

* PV: Thưa ông, Chính phủ đã giao Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan quyết liệt phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi gian lận xuất xứ hàng hóa, gây tổn hại đến lợi ích quốc gia. Ông nhận định thế nào về thực trạng gian lận C/O hiện nay?

- Ông Nguyễn Phi Hùng: Hành vi chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, gian lận C/O trong những năm qua có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, đặc biệt, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc đã và đang diễn ra căng thẳng.

Thời gian qua, cơ quan hải quan nhận định, sẽ xuất hiện tình trạng các DN, tập đoàn từng đầu tư ở Trung Quốc rút vốn chuyển công nghệ, cơ sở vật chất sang nước khác, trong đó có Việt Nam để sản xuất, xuất khẩu. Đồng thời có những DN tìm cách chuyển tải hàng hóa gian lận C/O Việt Nam để hưởng lợi từ ưu đãi thuế khi xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, EU.

Ông Nguyễn Phi Hùng
Ông Nguyễn Phi Hùng

Được sự chỉ đạo của Bộ Tài chính, lực lượng hải quan đã theo dõi tình hình thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc và giữa Việt Nam với các nước, chú ý các mặt hàng nhạy cảm có thuế suất cao, kim ngạch tăng đột biến. Đồng thời, theo dõi các DN có dấu hiệu bất thường về năng lực sản xuất không phù hợp với số lượng hàng xuất nhập khẩu (XNK) để phát hiện những dấu hiệu gian lận C/O, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp...

* PV: Xin ông cho biết cụ thể một số vụ việc có dấu hiệu gian lận thương mại về C/O đã và đang được cơ quan hải quan điều tra làm rõ?

- Ông Nguyễn Phi Hùng: Cơ quan hải quan đã phát hiện mặt hàng khóa Việt Tiệp, loa, ván ép… nhập từ Trung Quốc, nhưng giả C/O Việt Nam để xuất đi nước khác. Chúng tôi đã khoanh vùng 6 DN lớn có kim ngạch nhập khẩu hàng từ Trung Quốc tăng đột biến. Trong đó, mặt hàng chính được nhập là ván ép. Có DN đã nhập trong năm qua tới cả trăm tỷ đồng và có khối lượng xuất đi tăng bất thường. Tổng cục Hải quan đang tiến hành điều tra 6 DN này để làm rõ, xử lý. Ngoài việc làm giả C/O Việt Nam, các DN trên còn gian lận để hoàn thuế giá trị gia tăng với số lượng rất lớn.

Qua điều tra, cơ quan hải quan đã xác định sai phạm của các DN này gồm: sử dụng hợp đồng mua bán nguyên liệu ký khống; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong hồ sơ giả để chứng minh nguyên liệu được sản xuất ở Việt Nam…; ký kết các hợp đồng khống mua nguyên liệu gỗ keo từ các hộ dân với mục đích xin C/O để xuất đi nước ngoài.

Điển hình như Công ty Hiếu Nghĩa (Lạng Sơn) đã nhập hàng nghìn sản phẩm từ Trung Quốc nhưng ghi là sản xuất ở Việt Nam. Công ty Nhật Vượng ở TP. Hồ Chí Minh nhập khẩu hàng tỷ đồng mặt hàng loa và âm ly mang một nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ bản quyền tại Việt Nam. Qua điều tra, cơ quan hải quan phát hiện trên nhãn hàng nhập khẩu ghi sản xuất tại Trung Quốc…

* PV: Theo quan điểm của cơ quan hải quan, dấu hiệu nào được coi là gian lận C/O, thưa ông?

- Ông Nguyễn Phi Hùng: Chứng nhận xuất xứ hàng hóa hay còn gọi là C/O là khái niệm rộng, phức tạp, vừa là học thuật, vừa có tính pháp quy. Việt Nam có hẳn một nghị định riêng về quy định C/O. Trong thương mại quốc tế có quy định chung và quy định cụ thể về C/O rất khác nhau.

Cơ quan hải quan các nước có trách nhiệm trong hợp tác quốc tế thực hiện các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương để trao đổi thông tin, đối chiếu kiểm tra C/O đó có đúng với hàng hóa khai báo hay không.

Trên cơ sở đó, cơ quan hải quan các quốc gia có sự trao đổi thông tin, hỗ trợ lẫn nhau trong việc kiểm tra, xác minh tính hợp pháp của lô hàng XNK, nhằm ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, chuyển tải hàng hóa bất hợp pháp, gian lận C/O, hưởng lợi ưu đãi thuế suất bất hợp pháp.

Cơ bản có thể nhìn nhận các hình thức gian lận như hàng hóa được nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam, rồi dùng các thủ đoạn khác nhau xin cấp C/O Việt Nam để xuất đi nước ngoài (mang danh hàng Việt Nam), như 6 trường hợp chúng tôi đang điều tra làm rõ nêu trên. Đây cũng có thể gọi là gian lận C/O bằng hình thức chuyển tải bất hợp pháp.

* PV: Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia - đã có chỉ đạo Tổng cục Hải quan chủ trì phối hợp với Tổng cục Thuế tiến hành rà soát, xác minh thông tin Công ty cổ phần điện tử Asanzo nhập khẩu các sản phẩm sản xuất tại nước khác, nhưng gắn nhãn xuất xứ Việt Nam để bán ra thị trường Việt Nam, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7/2019. Đến nay, công việc này được tiến hành ra sao thưa ông?

- Ông Nguyễn Phi Hùng: Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Tài chính, trong vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Tổng cục Hải quan đang phối hợp với các cơ quan chứng năng để triển khai các hoạt động kiểm tra, đánh giá xác minh để làm rõ vụ việc của Asanzo. Hiện nay, Tổng cục Hải quan đã giao cho Cục Kiểm tra sau thông quan là đơn vị chủ trì tiến hành kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật đối với những vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty cổ phần điện tử Asanzo và các hàng hóa liên quan.

Cục Điều tra chống buôn lậu cũng đang tiến hàng xác minh thông tin về giao dịch XNK hàng hóa của DN trong nước và ngoài nước, phục vụ việc kết luận vấn đề có liên quan đến Công ty cổ phần điện tử Asanzo.

* PV: Xin cảm ơn ông!

C/O trong thương mại quốc tế là chứng từ thương mại quốc tế để phục vụ cho một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu giữa các quốc gia và nhằm mục đích chứng minh cho lô hàng đó có được hưởng hay không được hưởng các ưu đãi về thuế quan giữa các quốc gia với nhau, trên cơ sở hiệp định thương mại tự do song phương hoặc đa phương giữa nhóm các quốc gia. Cơ quan chức năng các nước thông báo cho nhau biết những mặt hàng sẽ được hưởng ưu đãi, thông báo các loại mẫu chứng nhận C/O đối với từng mặt hàng, ngành hàng, theo đó được hưởng ưu đãi thế nào, thuế suất bao nhiêu.

Hải Linh (thực hiện)

推荐内容