您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【bxh bd phap】Liên minh AUKUS phát triển vũ khí siêu thanh 正文

【bxh bd phap】Liên minh AUKUS phát triển vũ khí siêu thanh

时间:2025-01-10 21:49:12 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

(VTC News) - Chương trình phát triển tên lửa tấn công siêu thanh được xem là bước ngoặt đối với liên bxh bd phap

(VTC News) -

Chương trình phát triển tên lửa tấn công siêu thanh được xem là bước ngoặt đối với liên minh quân sự AUKUS do Mỹ đứng đầu.

TheênminhAUKUSpháttriểnvũkhísiêbxh bd phapo Lầu Năm Góc, liên minh quân sự AUKUS gồm Mỹ, Anh và Australia sẽ cùng nhau phát triển chương trình tên lửa tấn công siêu thanh mới dựa trên hỏa thuận hợp tác an ninh được ba bên ký vào năm 2021.

Việc thúc đẩy một chương trình tên lửa chung sẽ giúp các thành viên AUKUS đẩy nhanh quá trình thử nghiệm và triển khai tên lửa siêu thanh cùng các công nghệ liên quan.

Đây được xem là chương trình phát triển vũ khí thứ 2 được AUKUS thông qua kể từ năm 2021. Trước đó, ngay sau khi liên minh này được thành lập, Mỹ và Anh đã cam kết giúp Australia đóng các tàu ngầm tấn công hạt nhân thế hệ mới.

Máy bay B-52 của không quân Mỹ mang theo tên lửa siêu thanh X-51A Waveraider trong một cuộc thử nghiệm hồi năm 2010. (Ảnh: Không quân Mỹ)

Máy bay B-52 của không quân Mỹ mang theo tên lửa siêu thanh X-51A Waveraider trong một cuộc thử nghiệm hồi năm 2010. (Ảnh: Không quân Mỹ)

Ngoài việc chia sẻ các công nghệ quân sự tiên tiến giữa các thành viên, AUKUS còn hợp tác với các đối tác khác như Canada và Nhật Bản trong lĩnh vực quốc phòng.

Cũng theo Lầu Năm Góc, chương trình tên lửa siêu thanh của AUKUS có tên gọi là Dự án thử nghiệm và kiểm tra phương tiện bay siêu thanh (HyFliTE). Mục tiêu của liên minh sẽ tiến hành ít nhất 6 vụ phóng thử nghiệm tên lửa mới vào năm 2028.

Trong giai đoạn đầu tiên, ngân sách dành cho HyFliTE ước tính lên đến 252 triệu USD.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Heidi Shyu - phụ trách nghiên cứu và kỹ thuật vũ khí mới cho biết: "Liên minh đang tăng cường khả năng hợp tác để phát triển và cung cấp các công nghệ tên lửa siêu thanh tấn công và phòng thủ giữa các thành viên. Các cuộc thử nghiệm trong tương sẽ đẩy mạnh hơn nữa phát triển của dự án cũng như các công nghệ có liên quan".

Cả Mỹ và Anh hiện đang tụt hậu so với Nga và Trung Quốc trong việc phát triển vũ khí siêu thanh. Tên lửa siêu thanh đầu tiên của Nga - Kh-47 Kinzhal phóng từ trên không đã đi vào hoạt động vào năm 2017, trong khi Trung Quốc triển khai tên lửa siêu thanh DF-ZF vào năm 2019.

Đối với các tên lửa tấn công tầm xa, quân đội Nga có phương tiện lướt siêu thanh tầm xa Avangard với vận tốc bay gấp 25 lần tốc độ âm thanh và được đưa vào sử dụng từ năm 2019. Một tên lửa siêu thanh khác là Zircon cũng mới được Nga đưa vào sử dụng từ năm 2023.

Cả tên lửa Kinzhal và Zircon đều đã tham chiến ở Ukraine, giúp Nga trở thành cường quốc đầu tiên trên thế giới sử dụng tên lửa siêu thanh trong chiến đấu. Tháng trước, Iran cũng tuyên bố đã sử dụng tên lửa siêu thanh lần đầu tiên trong các cuộc tấn công vào Israel.

Trong năm 2017, quân đội Mỹ từng tiến hành thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh nhưng vẫn chưa triển khai vũ khí. Dự án này sau đó bị hủy bỏ do các thử nghiệm sau đó đều thất bại.

Còn quân đội Anh đặt mục tiêu phát triển và triển khai tên lửa hành trình siêu thanh đầu tiên của mình vào năm 2030.

Theo Bộ Quốc phòng Anh, sáng kiến ​​chung trong phát triển tên lửa siêu thanh của AUKUS sẽ quy tụ hơn 90 thầu quốc phòng đến từ Mỹ, Anh, Australia và các đồng minh EU. Tiềm năng thương mại của dự án này lên đến 1,2 tỷ USD.

Còn Australia mô tả dự án HyFliTE "mang tính cột mốc" và đại diện cho sự hợp tác của các thành viên AUKUS.

Hiện vẫn chưa có thông báo cụ thể nào về công nghệ sẽ được sử dụng trong dự án HyFliTE.

Trà Khánh(Nguồn: russian.rt.com)