设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【công ty tlk】“Rộng cửa” phát triển bảo hiểm nông nghiệp 正文

【công ty tlk】“Rộng cửa” phát triển bảo hiểm nông nghiệp

来源:88Point 编辑:Ngoại Hạng Anh 时间:2025-01-12 04:58:38
rong cua phat trien bao hiem nong nghiepBảo hiểm nông nghiệp: Mục tiêu giúp GDP nông nghiệp tăng 3%/năm
rong cua phat trien bao hiem nong nghiepHỗ trợ tới 90% phí bảo hiểm nông nghiệp cho hộ nghèo
rong cua phat trien bao hiem nong nghiepLàm sao để doanh nghiệp hết “ngán” bảo hiểm nông nghiệp?ộngcửapháttriểnbảohiểmnôngnghiệcông ty tlk
rong cua phat trien bao hiem nong nghiepKhuyến khích địa phương "chung tay" hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp
rong cua phat trien bao hiem nong nghiep
Để khuyến khích phát triển BHNN, hiện nay đã có Nghị định 58/2018/NĐ-CP về BHNN và Quyết định 22/2019/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ BHNN. Ảnh: ST.

Hiệu quả thực tiễn cao

Theo ông Nguyễn Quang Huyền. Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý bảo hiểm, Bộ Tài chính, BHNN được thực hiện thí điểm trong giai đoạn 2011 - 2013 đối với cây trồng (cây lúa), vật nuôi (trâu, bò, gia cầm) và thủy sản (tôm, cá tra) tại 20 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Sau 3 năm thực hiện (2011 - 2013), chương trình thí điểm đã đạt được những kết quả tích cực. Đến nay, chương trình thí điểm đã thu hút được các hộ dân ở các huyện, xã được lựa chọn thực hiện thí điểm BHNN của 20 tỉnh, thành phố tham gia. Từ đó, đã thiết lập được hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thí điểm bảo hiểm trong nông nghiệp; hình thành được 3 sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp bao gồm cây lúa, vật nuôi và thủy sản phù hợp với đặc tính của từng loại cây trồng, vật nuôi.

Theo số liệu thống kê của Cục Giám sát quản lý bảo hiểm, trong giai đoạn thí điểm, với sản phẩm bảo hiểm cây lúa, có tới 236.396 hộ nông dân tham gia (bao gồm: 76,5% hộ nghèo; 16,8% hộ cận nghèo; 6,7% hộ thường). Sản phẩm bảo hiểm vật nuôi cũng có 60.133 hộ nông dân tham gia (gồm: 84,1% hộ nghèo; 9,8% hộ cận nghèo; 6,1% hộ thường). Bảo hiểm thủy sản đã thu hút được7.487 hộ nông dân (gồm: 27,4% hộ nghèo, 4% hộ cận nghèo, 68,6% hộ thường).

Đáng chú ý, trong giai đoạn này, các doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện bồi thường bảo hiểm kịp thời cho các hộ khi xảy ra tổn thất do rủi ro thiên tai, dịch bệnh, góp phần giúp hộ dân ổn định đời sống và có điều kiện tiếp tục sản xuất kinh doanh. Thống kê cho thấy, với sản phẩm bảo hiểm cây lúa, các doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện bồi thường 17,4 tỷ đồng (tỷ lệ bồi thường 19%); Bảo hiểm vật nuôi có tổng số tiền bồi thường 19,5 tỷ đồng (tỷ lệ bồi thường 23,3%); Bảo hiểm thủy sản có tổng số tiền bồi thường 675,9 tỷ đồng (tỷ lệ bồi thường 309,8%).

Cần thời gian để “thẩm thấu” chính sách

Từ những số liệu trên có thể thấy, vai trò của BHNN trong việc hỗ trợ, ổn định đời sống của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là một trong những giải pháp giúp giảm gánh nặng hỗ trợ cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, do đây vẫn là loại hình bảo hiểm mới và hướng tới nhóm đối tượng đặc thù nên quá trình triển khai mở rộng còn nhiều khó khăn, hạn chế nhất định.

Ông Bùi Thanh Hải, Phó trưởng Phòng Quản lý, giám sát Bảo hiểm Phi nhân thọ, Cục Quản lý giám sát bảo hiểm cho biết, thống kê cho thấy, số lượng hộ dân tham gia bảo hiểm chủ yếu là hộ nghèo và cận nghèo (chiếm 76,8%), do vậy, số hộ thường tham gia còn ít. Hơn nữa, BHNN là loại hình bảo hiểm mới, rất phức tạp, lần đầu làm thí điểm, chưa có nhiều kinh nghiệm; thiên tai dịch bệnh xảy ra nhiều, đa dạng, mỗi địa phương mỗi khác. Do vậy, các loại hình thiên tai, dịch bệnh được bảo hiểm chưa phù hợp được hết đặc trưng của từng địa phương.

“Thực tế cho thấy, các quy trình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn song nhiều địa phương đánh giá chưa phù hợp với thực tiễn. Việc kiểm soát quy trình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi thủy sản có khó khăn. Không có đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm soát việc tuân thủ quy trình này. Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, do mới thực hiện nên không có chuyên môn”, ông Bùi Thanh Hải nhận định.

Bên cạnh đó, việc phối kết hợp giữa các sở, ban ngành và các doanh nghiệp bảo hiểm ở các địa phương còn khó khăn. Các địa phương đều thành lập Ban chỉ đạo, tuy nhiên công tác chỉ đạo có nơi chưa quyết liệt. Trong một số trường hợp, thông qua Ban chỉ đạo, các doanh nghiệp bảo hiểm và các hộ dân đã thống nhất mức bồi thường, song các hộ dân vẫn có đơn thư khiếu kiện đòi bồi thường cao hơn.

Đại diện Công ty Bảo hiểm Bảo Việt cũng chia sẻ, với loại hình bảo hiểm đặc thù như BHNN, muốn triển khai mở rộng phải được bà con nông dân chấp nhận. Muốn họ chấp nhận doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải mất rất nhiều thời gian thuyết phục, giải đáp vướng mắc bởi đối tượng tham gia chủ yếu là các hộ nghèo và cận nghèo. Để người nông dân chấp nhận chính sách thì cần phải có thời gian để họ “thẩm thấu” mục tiêu và ý nghĩa của chính sách.

Thực hiện phù hợp với khả năng cân đối ngân sách

Để khuyến khích phát triển BHNN, hiện nay đã có Nghị định 58/2018/NĐ-CP về BHNN và Quyết định 22/2019/QĐ-TTg về thực hiện chính sách hỗ trợ BHNN.

Theo ông Nguyễn Quang Huyền, việc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách về BHNN là tiếp tục cụ thể hóa chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục nâng cao hiệu lực hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp nhằm khuyến khích doanh nghiệp triển khai BHNN, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp, chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại về tài chính do các rủi ro xảy ra trong quá trình sản xuất.

Theo Nghị định 58 và Quyết định 22, đối tượng bảo hiểm được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp gồm: Cây trồng (cây lúa); vật nuôi (trâu, bò); nuôi trồng thủy sản (tôm sú, tôm thẻ chân trắng). Cá nhân sản xuất nông nghiệp thuộc diện hộ nghèo (bao gồm cả hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập và hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều), hộ cận nghèo theo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19-11-2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 được hỗ trợ 90% phí BHNN. Cá nhân sản xuất nông nghiệp không thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ 20% phí BHNN. Tổ chức sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ 20% phí BHNN khi đáp ứng đầy đủ các quy định.

Để giảm gánh nặng ngân sách, chính sách hỗ trợ BHNN sẽ được thực hiện phù hợp với khả năng cân đối ngân sách trong từng thời kỳ, thông qua việc hỗ trợ phí BHNN cho một số tổ chức, cá nhân sản xuất nông nghiệp, đối tượng bảo hiểm, rủi ro được bảo hiểm và trong phạm vi địa bàn nhất định nhằm thực hiện chính sách an sinh xã hội và thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp của Chính phủ.

Ông Bùi Gia An, Tổng thư kí Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cũng nhận định, còn nhiều cơ hội cho BHNN bởi nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua tiếp tục phát triển ấn tượng với GDP năm 2018 đạt 7,08%, cao nhất trong nhiều năm qua và được các chuyên gia dự báo tiếp tục phát triển ổn định trong những năm tới. Trong đó sản xuất nông nghiệp cũng có những bước phát triển ấn tượng, đây là yếu tố thuận lợi để phát triển BHNN.

Về địa bàn được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp:

Đối với cây lúa, các tỉnh được hỗ trợ gồm: Thái Bình, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp. Đối với trâu bò, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được hỗ trợ gồm: Hà Giang, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đồng Nai, Bình Dương. Đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng, các tỉnh được hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp là Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Thời gian thực hiện hỗ trợ phí bảo hiểm nông nghiệp từ nay đến hết ngày 31/12/2020.

热门文章

0.5206s , 7251.2578125 kb

Copyright © 2025 Powered by 【công ty tlk】“Rộng cửa” phát triển bảo hiểm nông nghiệp,88Point  

sitemap

Top