Đây là chia sẻ của ông Ngô Việt Trung - Cục trưởng Cục Quản lý,ơhộilớnđểthịtrườngbảohiểmViệtNamnângquymôvàchấtlượsố liệu thống kê về newcastle gặp burnley giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính nhân Ngày Thị trường Bảo hiểm Việt Nam 18/12/2022.
PV:Thưa ông, nền kinh tế vĩ mô vừa trải qua một năm 2022 với nhiều thử thách có thể gọi là hiếm thấy, tuy nhiên, thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn cho thấy sự tăng trưởng khá ấn tượng. Ông có thể cho biết cụ thể hơn về thị trường bảo hiểm Việt Nam năm qua?
Ông Ngô Việt Trung:Tương tự như nhiều lĩnh vực kinh tế khác, thị trường bảo hiểm Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức từ đại dịch Covid-19 trong những tháng đầu năm 2022. Tuy nhiên, với quyết tâm cao của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, khôi phục kinh tế; sự đồng hành về chính sách quản lý của cơ quan quản lý; và đặc biệt là nỗ lực vượt khó của các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) đã giúp thị trường bảo hiểm Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng khá trong năm 2022.
Ông Ngô Việt Trung - Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính. |
Phát huy mạnh mẽ hơn vai trò tấm lá chắn vững chắc cho nền kinh tế "Nhân ngày Thị trường bảo hiểm Việt Nam, chúng tôi mong rằng các doanh nghiệp, các đại lý và các cá nhân hành nghề tiếp tục đồng hành cùng cơ quan quản lý để xây dựng thị trường bảo hiểm phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn. Năm 2023 sẽ là năm kỷ niệm 30 năm Ngày Thị trường bảo hiểm Việt Nam, thị trường bảo hiểm sẽ tiếp tục thể hiện rõ nét hơn nữa vai trò tấm lá chắn vững chắc trước các rủi ro, giúp các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh và cuộc sống, là kênh huy động vốn dài hạn, hữu hiệu của nền kinh tế, tạo ra công ăn việc làm cho hàng nghìn người lao động"- Ông Ngô Việt Trung - Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm. |
Tính đến ngày 12/12/2022, thị trường bảo hiểm có 78 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm (trong đó có 31 DNBH phi nhân thọ, 19 DNBH nhân thọ, 02 doanh nghiệp tái bảo hiểm; 26 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) và 01 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài. Tổng tài sản của thị trường bảo hiểm ước đạt 811.312 tỷ đồng, tăng 14,51% so với cùng kỳ năm 2021. Các DNBH đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 656.423 tỷ đồng, tăng 12,56%. Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 526.559 tỷ đồng, tăng 14,6%.
Cũng tính đến ngày 12/12, tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 162.814 tỷ đồng, tăng 3,83% so với cùng kỳ năm trước. Tổng doanh thu phí bảo hiểm của các DNBH ước đạt 251.306 tỷ đồng, tăng 15,09%; đồng thời, chi trả quyền lợi bảo hiểm ước khoảng 64.018 tỷ đồng, tăng 23,29% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, so với năm 2021, các chỉ tiêu lớn của thị trường năm nay cũng duy trì ở mức tương đương, tuy nhiên, các DNBH cũng gặp nhiều áp lực hơn khi giá trị chi trả quyền lợi bảo hiểm tăng khá mạnh trong bối cảnh rủi ro của khách hàng tăng lên sau đại dịch Covid-19.
So sánh với dự báo của chúng tôi đưa ra từ đầu năm, nhiều chỉ tiêu định lượng lớn trên thực tế cũng đều cơ bản đạt hoặc chỉ giảm nhẹ, như tổng tài sản, đầu tư trở lại nền kinh tế,... Trong đó, đáng lưu ý là chỉ tiêu tổng doanh thu phí bảo hiểm thấp hơn dự báo và chi trả quyền lợi bảo hiểm cao hơn dự báo. Điều này cho thấy, các DNBH đã phần nào thể hiện vai trò của mình trong việc hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn, góp phần tích cực vào sự hồi phục của nền kinh tế đất nước sau đại dịch.
PV:Bên cạnh công tác quản lý, giám sát, hỗ trợ, tạo điều kiện cho thị trường phát triển, thì một điểm nhấn khác của ngành Bảo hiểm đó là Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi đã chính thức được ban hành. Khung pháp lý mới kỳ vọng sẽ hỗ trợ như thế nào cho thị trường trong tương lai, thưa ông?
Ông Ngô Việt Trung:Ngày 16/6/2022, Quốc hội đã thông qua Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi và có hiệu lực từ ngày 1/1/2023. Với những điểm mới của Luật, chúng tôi kỳ vọng sẽ tạo ra cú huých và những thay đổi cơ bản nhằm thúc đẩy thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển an toàn, ổn định và bền vững.
Theo đó, Luật đã thay đổi phương thức quản lý tài chính, quản lý doanh nghiệp, cho phép xác định vốn và quản lý doanh nghiệp theo rủi ro đặc thù của từng doanh nghiệp, không cào bằng như trước đây. Từ đó, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có tình hình tài chính vững, quản trị lành mạnh phát triển và kịp thời chấn chỉnh các doanh nghiệp có biểu hiện chưa tốt về quản lý tài chính, quản trị rủi ro. Thị trường minh bạch hơn do có các quy định rõ ràng về công khai thông tin.
Đồng thời, Luật mới khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh bảo hiểm, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp và thị trường phát triển phù hợp xu thế cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo thuận tiện và thêm cơ hội tiếp cận dịch vụ và sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng.
Cùng với đó, Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi đã cải tiến, giảm các thủ tục hành chính và tạo chủ động cho doanh nghiệp trong phát triển sản phẩm bảo hiểm. Doanh nghiệp không phải phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm như trước kia mà chỉ thực hiện đăng ký phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm.
Ông Ngô Việt Trung - Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính (bên phải) nhận bàn giao vị trí Chủ tịch Hội nghị Các Cơ quan quản lý bảo hiểm ASEAN lần thứ 26 (AIRM26) sẽ được tổ chức tại Việt Nam trong năm 2023. |
Để Luật Kinh doanh bảo hiểm đi vào cuộc sống, chúng tôi tiếp tục chủ trì hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bảo đảm sự phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật có liên quan và phù hợp với định hướng phát triển, nhu cầu thực tiễn thị trường. Hiện nay, cơ quan quản lý đang chủ trì xây dựng 3 nghị định và 3 thông tư quy định chi tiết Luật.
PV: Thưa ông, nhân Ngày thị trường bảo hiểm Việt Nam, ông có thể chia sẻ đánh giá của mình về sự phát triển và tiềm năng của thị trường bảo hiểm Việt Nam?
Ông Ngô Việt Trung:Nhìn chung, thời gian qua, thị trường bảo hiểm đạt mức tăng trưởng cao và ổn định, với mức tăng trưởng bình quân 20%/năm, cơ bản hoàn thành các mục tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm giai đoạn 2011 - 2020. Thị trường bảo hiểm ngày càng thể hiện được vai trò, vị trí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Các doanh nghiệp bảo hiểm đã và đang hoạt động an toàn, hiệu quả, tính chuyên nghiệp, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng được cải thiện. Các sản phẩm và chất lượng dịch vụ được tăng cường ngày càng đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tham gia bảo hiểm. Đồng thời, cơ chế, chính sách quản lý, giám sát thị trường bảo hiểm từng bước được hoàn thiện, hỗ trợ thị trường bảo hiểm phát triển mạnh mẽ và góp phần thúc đẩy hội nhập và hợp tác kinh tế quốc tế.
Tuy nhiên, để đạt được các mục tiêu lớn đề ra, thị trường bảo hiểm vẫn còn nhiều thách thức cần hoàn thiện và xứng tầm hơn với tiềm năng lợi thế của Việt Nam như chất lượng nhân lực, cơ sở dữ liệu thị trường, ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường quản trị rủi ro và tính minh bạch của các DNBH... Đây là các vấn đề rất cần thiết, là cơ sở vững chắc để thị trường bảo hiểm phát triển bền vững, phát huy vai trò là “bà đỡ”, góp phần phát triển ổn định và bền vững các ngành, lĩnh vực khác của các chủ thể trong nền kinh tế.
Với những thành quả đạt được, tiềm năng phát triển, cũng như những tồn tại trên thực tế, chúng tôi cho rằng, đây vừa là thách thức cần nỗ lực để hoàn thiện, vừa là cơ hội lớn để đưa thị trường bảo hiểm Việt Nam tăng trưởng về quy mô, cải thiện về chất lượng, hướng tới phát triển an toàn, bền vững trong tương lai. Trong các năm tới, bên cạnh các yếu tố nền tảng như tăng trưởng kinh tế cao, dân số lớn, xu hướng phát triển công nghệ,... thì nền tảng pháp lý được kỳ vọng sẽ góp phần hỗ trợ cho thị trường bảo hiểm phát triển hơn nữa cả về “lượng” và “chất”.
PV:Xin cảm ơn ông!