【nhận định west ham vs】Hệ thống giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

 人参与 | 时间:2025-01-26 03:55:13

Theệthốnggiảiphápnângcaohiệuquảbảovệquyềnsởhữutrítuệnhận định west ham vso thông tin từ Phòng Pháp chế và Chính sách (Cục Sở hữu trí tuệ), Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là “Chiến lược”) đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 1068/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2019. Một trong các mục tiêu quan trọng của Chiến lược là “Hiệu quả thực thi pháp luật sở hữu trí tuệ được nâng cao rõ rệt, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giảm đáng kể”. Chiến lược đặt ra hàng loạt nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt được mục tiêu đó, từ các giải pháp về chính sách, pháp luật, về tổ chức bộ máy, về nguồn nhân lực… cho đến các hoạt động hỗ trợ. Trong bài viết này, các chuyên gia của Cục Sở hữu trí tuệ đã có những phân tích kỹ lưỡng về ba trong số các nhiệm vụ, giải pháp chính cần thực hiện.

Tinh giản đầu mối cơ quan có thẩm quyền

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Tòa án, Thanh tra chuyên ngành, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong đó, việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Ủy ban nhân dân các cấp.

Hệ thống các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ hiện nay bị coi là quá phức tạp, nhiều đầu mối. Có cơ quan được trao thẩm quyền xử phạt hành chính nhưng thực tế không có điều kiện để tổ chức thực hiện (Ủy ban nhân dân cấp huyện); có cơ quan không xác định được trách nhiệm giữa thẩm quyền được trao thêm (thẩm quyền xử phạt hành chính) với nhiệm vụ theo chức năng thường xuyên (nhiệm vụ điều tra, xác minh của cơ quan công an).

Trong khi đó, phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan còn có sự trùng lặp, chồng chéo nhau, ví dụ, các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý quy định tại Điều 12 và 13 của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP thuộc thẩm quyền xử phạt của cả 04 cơ quan là Thanh tra Khoa học và Công nghệ, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an; hoặc hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp nêu tại Điều 14 của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP thuộc thẩm quyền xử phạt của 03 cơ quan là Thanh tra Khoa học và Công nghệ, Quản lý thị trường, Hải quan.

Năng lực của các cơ quan thực thi hành chính về cơ bản còn thiếu và yếu (cơ sở vật chất, kỹ thuật, thông tin và đội ngũ cán bộ); cơ quan thực thi hành chính ở một số địa phương chưa có lực lượng chuyên trách về sở hữu trí tuệ. Khi giải quyết các vụ tranh chấp, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhiều trường hợp các cơ quan thực thi hành chính không thể chủ động mà còn phụ thuộc vào ý kiến giám định của tổ chức giám định hoặc ý kiến của cơ quan chuyên môn. Điều này khiến cho nhiều vụ việc bị kéo dài thời gian xử lý, chất lượng giải quyết chưa cao.

Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cần thiết phải thực hiện rà soát, đánh giá hiệu lực, hiệu quả và sự phù hợp của hệ thống tổ chức và cơ cấu bộ máy bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hiện có để làm căn cứ xây dựng và thực hiện phương án sắp xếp, phân công lại trong bộ máy. Việc sắp xếp, phân công lại bộ máy các cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính cần đảm bảo theo hướng thu gọn đầu mối, phù hợp với tính chất dân sự của quyền sở hữu trí tuệ, xóa bỏ tình trạng hành chính hóa các quan hệ dân sự về sở hữu trí tuệ.

Việc thu gọn đầu mối cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính cần được thực hiện đồng thời với việc phân định rõ thẩm quyền của mỗi cơ quan và tăng cường chất lượng hoạt động trên cơ sở thực hiện chuyên môn hóa về tổ chức và nhân sự trong các cơ quan này.

Ngoài ra, cần thiết lập cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin, chuyên môn giữa cơ quan xác lập quyền với các cơ quan bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và giữa các cơ quan bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ với nhau nhằm tạo sự nhất quán trong nhận định và cách thức xử lý các vụ việc có cùng bản chất. Các cơ quan bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng cần công bố công khai các vụ việc được xử lý, các trường hợp xâm phạm điển hình, qua đó, rút kinh nghiệm trong hoạt động của mỗi cơ quan.

Ảnh minh họa 

顶: 297踩: 264