Nhà cái uy tín

【tỷ số bóng đá serbia】Vì tương lai trẻ thơ

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Cúp C1   来源:Ngoại Hạng Anh  查看:  评论:0
内容摘要:(CMO) Đều đặn mỗi ngày 2 buổi, đúng 7 giờ sáng và 13 giờ chiều, điểm lẻ Lung Thuộc (thuộc Trường Mầm tỷ số bóng đá serbia

Báo Cà Mau(CMO) Đều đặn mỗi ngày 2 buổi, đúng 7 giờ sáng và 13 giờ chiều, điểm lẻ Lung Thuộc (thuộc Trường Mầm non Lợi An) bắt đầu rôm rả. Xen kẽ giọng nói ngọt ngào, êm dịu của cô giáo trẻ là những tiếng nói ngây thơ, trong trẻo của trẻ thơ. Sau khi cô giáo bắt nhịp, các em đồng thanh hát theo, cứ như thế những buổi học sôi động, nhịp nhàng.

Thấy có người lạ ghé thăm, không chờ cô bảo, các em vội vàng đứng lên, khoanh tay, cùng hô to: “Chúng em chào cô ạ!”. Nhìn các em ngoan ngoãn, khôn lớn từng ngày, việc học không còn vất vả như trước, ông Võ Hoàng Nghi sung sướng trong lòng và càng tin rằng quyết định cho mượn phần đất để xây dựng trường là đúng đắn.

"Mong các cháu được học trong ngôi trường đàng hoàng"

Cũng như một số địa phương trên địa bàn huyện Trần Văn Thời, cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học, đặc biệt đối với bậc học mầm non ở xã Lợi An còn nhiều thiếu thốn. Nhiều điểm lẻ chưa có trường, lớp hẳn hoi mà phải chịu cảnh “học ké”. Các trẻ tại điểm lẻ Lung Thuộc trước đây cũng vậy, không có phòng học riêng, các em phải học tạm ở trụ sở sinh hoạt văn hoá của ấp. Trụ sở thì ọp ẹp, không biết đổ sập lúc nào. Bởi vậy, nhìn con ngồi học mà cô giáo và phụ huynh chẳng an tâm. Cơ sở vật chất thiếu thốn nên thay vì 1 ngày học 2 buổi thì các trẻ ở đây chỉ học buổi sáng. Thiếu phòng học đã đành, các em còn phải vất vả với cảnh đang học giữa chừng thì “bị đuổi”.

Các em học sinh ấp Lung Thuộc háo hức học tập trong ngôi trường mới.

Là phụ huynh có con theo học mầm non từ khi điểm lẻ chưa được xây dựng nên chị Châu Ngọc Minh hiểu rất rõ cảnh khổ đó. Chị bộc bạch: “Có khi mới học chút xíu nhưng do ấp hội họp, sinh hoạt ở trụ sở nên lớp học phải nghỉ giữa chừng. Bởi vậy mình đâu dám bỏ con. Nó đi học phải đi theo, sợ nghỉ bất chợt không kịp rước”.

Là người dân địa phương, lại có cháu theo học tại đây, hằng ngày nhìn các cháu cùng xóm học hành không được thoải mái, ông Nghi cứ đau đáu trong lòng. Ông ước sao một ngày thật gần, các cháu được học hành trong ngôi trường đàng hoàng. Bởi vậy, khi nghe lãnh đạo xã nói đã xin được nguồn kinh phí xây dựng điểm trường nhưng chưa có mặt bằng, không chút đắn đo, ông Nghi xung phong ngay, tình nguyện cho mượn lâu dài 208 m2 đất để xây dựng trường.

Còn gì vui hơn khi ước mong đã thành hiện thực. Vậy là, để trường sớm được xây dựng, ông chủ đất lại phát quang cỏ, dọn dẹp, trợ giúp thợ xây dựng khi cần. Có được hậu thuẫn của lòng dân, chẳng mấy chốc ngôi trường hoàn thành, kịp đưa vào sử dụng trước thềm năm học mới, với tổng kinh phí xây dựng hơn 80 triệu đồng.

Ông Võ Hoàng Nghi bộc bạch: “Tôi làm giáo viên từ thời lộ làng chưa có, dạy học mà phải đi bằng tàu tốc hành, sáng đi chiều về. 18 năm làm nhà giáo chớ ít đâu. Nhưng do kinh tế gia đình khó khăn nên nghỉ. Vì vậy, giờ thấy việc gì giúp ích cho ngành giáo dục là tôi làm liền. Được góp sức để tạo nên ngôi trường đàng hoàng như thế này, các cháu học hành ổn định, phụ huynh yên tâm, tôi thấy vui lắm”.

Hết lòng vì sự nghiệp giáo dục

Cùng chung suy nghĩ như ông Nghi, muốn góp sức mình cho sự nghiệp giáo dục của xã nhà, vừa qua, bà Huỳnh Thị Màu, ấp Ông Tự đồng ý hiến 510 m2 đất để mở rộng Trường Mầm non Lợi An (điểm trung tâm) và khi có kinh phí sẽ bắt đầu xây dựng.

Thật ra, bà Màu không phải là người đầu tiên trong dòng họ sẵn sàng hiến đất xây trường. Cách đây hàng chục năm, lúc bậc học mầm non chưa có, ông nội của bà Màu là ông Bảy Chúng (Lê Văn Chúng) đã hiến hơn 1 công đất cùng với Nhà nước xây dựng Trường Tiểu học 1 Lợi An (giờ là cơ sở vật chất Trường Mầm non Lợi An). Ngôi trường này cũng đã gieo chữ cho bà, rồi các con cháu của bà. Bởi vậy, Trường Mầm non Lợi An bây giờ không chỉ đơn thuần là nơi các cháu của bà đang theo học, mà còn là nơi chứa đựng nhiều kỷ niệm và thật ý nghĩa biết bao.

Khi nghe lãnh đạo xã vận động hiến đất để mở rộng trường, đảm bảo cho việc dạy và học, hướng đến xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, bà Màu đồng ý ngay. Mặc dù phần đất bà Màu hiến tính sơ sơ cũng có giá trị vài chục triệu đồng, kinh tế gia đình bà cũng chỉ đắp đổi qua ngày nhưng bà Màu không hề toan tính thiệt hơn.

Bà Màu chia sẻ: “Noi gương ông nội, tôi sẵn sàng góp phần đất nhỏ cùng với địa phương xây dựng trường thêm khang trang. Thấy các cháu học hành tốt, ngoan ngoãn, có được nền tảng khi bước vào cấp 1 là tôi vui rồi”.

Thế mới thấy, trong thời buổi “tấc đất tấc vàng” nhưng đâu đó vẫn có những người, có thể là nông dân chân chất hay một thời là thầy giáo trường làng vẫn sẵn sàng cống hiến vì lợi ích chung của xã hội như ông Nghi, bà Màu. Bởi với họ, đồng tiền, sự giàu có suy cho cùng cũng không bằng giá trị của tri thức, tương lai của trẻ thơ./.

Ngọc Minh

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap