88Point

Lĩnh vực thương mại - dịch vụ trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua từng bước phá ty so 2 in 1

【ty so 2 in 1】Nâng tầm thương mại

Lĩnh vực thương mại - dịch vụ trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua từng bước phát triển toàn diện từ thành thị đến nông thôn,ầmthươngmạty so 2 in 1 từ hình thức truyền thống đến hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ và sản xuất của người dân.

Các hội chợ, kết nối giao thương hàng hóa trong và ngoài tỉnh mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và người tiêu dùng.

Hạ tầng đổi thay

Cơ sở hạ tầng là nền tảng để phát triển thương mại - dịch vụ của tỉnh. Do đó, trong giai đoạn 2016-2020, hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tỉnh được đẩy mạnh đầu tư và nâng cấp. Dễ dàng thấy những khởi sắc rõ nét khi nhiều dự án đầu tư chợ nông thôn đã đi vào hoạt động ổn định từ khu vực thành thị tới nông thôn. Những dự án ở những năm đầu nhiệm kỳ như Trung tâm thương mại thị trấn Cây Dương, Khu dân cư thương mại chợ Cầu Trắng, huyện Phụng Hiệp, đã là động lực đẩy mạnh làn sóng đầu tư phát triển chợ. Các doanh nghiệp vào cuộc vì nhìn thấy được tiềm năng thu hút dân cư và phát triển thành khu vực buôn bán sôi động của địa phương.

Cũng bằng hình thức này, nhiều chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh tiếp tục nhận nguồn lực mạnh mẽ để khoác lên mình chiếc áo mới. Cuối năm 2019, chợ Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, sau nhiều năm kêu gọi đầu tư đã đi vào hoạt động. Ngoài khu nhà lồng, ki-ốt còn có khu vực riêng cho các hộ tự tiêu tự sản, góp phần tiêu thụ nông sản của người dân tại xã. Từ ngày bán ở chợ mới, tiểu thương bắt đầu mạnh dạn đầu tư kệ, quầy chỉn chu để lấy thêm nhiều mặt hàng về bán.

Còn tại thành phố Ngã Bảy, một đô thị trẻ có tốc độ phát triển thương mại - dịch vụ khá nhanh thì 4/5 chợ truyền thống đang hoạt động trên địa bàn đều thu hút được các doanh nghiệp đầu tư xây mới hoặc cải tạo nâng cấp. Còn lại một chợ tại xã Tân Thành cũng đã có nhà đầu tư tiếp cận. Mỗi chợ vốn có thế mạnh riêng, phù hợp với tập quán và thói quen mua sắm của cộng đồng dân cư địa phương, nay còn được nâng cấp và mở rộng quy mô và phạm vi buôn bán. Ông Bạch Nhật Trường, Phó trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng thành phố Ngã Bảy, chia sẻ thêm: Công tác xã hội hóa đầu tư nhằm cải thiện hạ tầng các chợ mang lại lợi ích lớn, vừa tiết kiệm ngân sách đầu tư vừa góp phần thực hiện hiệu quả công tác quản lý. Kinh nghiệm từ các nhà đầu tư thành công là khi thiết kế và xây dựng cần giữ lại nét đặc trưng của chợ truyền thống, đặc điểm mua bán của từng địa phương để thu hút và giữ chân được người bán lẫn người mua.

Bên cạnh đó, với xu hướng phát triển thương mại hiện đại, nhiều trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa mọc lên. Hệ thống này ngày càng mở rộng không còn tập trung ở riêng khu vực đô thị mà lan tỏa ra các vùng nông thôn. Dù quy mô chưa lớn và mức đầu tư còn tùy thuộc vào sự phát triển thương mại tại địa phương nhưng các hệ thống này đã giúp người dân tiếp cận với kênh phân phối mới và có nhiều sự lựa chọn hơn. Tính cạnh tranh cao sẽ thúc đẩy các đơn vị phân phối và cả những tiểu thương kinh doanh chợ truyền thống chú trọng vào số lượng, chất lượng hàng hóa và giá cả phù hợp để níu chân khách hàng.

Nhằm tạo điều kiện cho thương mại - dịch vụ phát triển, tỉnh Hậu Giang đã có nhiều chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư. Theo nhận định của ông Nguyễn Văn Thậm, Phó Giám đốc Sở Công thương thì tỉnh đã ưu tiên phát triển đa dạng các loại hình mua sắm nhỏ và vừa, trung tâm thương mại, siêu thị đến các chuỗi cửa hàng, phát triển các điểm bán hàng Việt. Toàn tỉnh có 72 chợ và từ năm 2016 đến nay, có đến 61 lượt nâng cấp và sửa chữa, có 9 chợ xây mới (trong đó 7 chợ xây dựng từ nguồn vốn doanh nghiệp). Ngoài ra, tỉnh còn thu hút đầu tư xây dựng 5 siêu thị, 1 trung tâm thương mại và gần 30 cửa hàng bách hóa tổng hợp.

Mạng lưới các cửa hàng bách hóa phát triển lên gần 30 cửa hàng trên toàn tỉnh.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại

Hoạt động xúc tiến thương mại thời gian qua nhận được sự quan tâm đúng mức để góp phần kết nối cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong và ngoài tỉnh, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm chủ lực. Hàng năm đều có nhiều hội chợ các cấp, các phiên chợ và chuyến hàng Việt về nông thôn nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp và cơ sở có cơ hội giới thiệu sản phẩm và người tiêu dùng có dịp trải nghiệm sản phẩm chất lượng, xuất xứ rõ ràng.

Với vai trò kết nối, ngành công thương đã chủ động tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã với các đơn vị phân phối hàng hóa và bán lẻ lớn quy mô cấp vùng. Qua đó, các chủ cơ sở, doanh nghiệp được tư vấn, hướng dẫn đầy đủ quy trình, yêu cầu để có định hướng trong sản xuất nhằm đưa sản phẩm vào các chuỗi cung ứng lớn. Trong số 9 sản phẩm nông sản chủ lực đã có 2 sản phẩm là cá thát lát và khóm Cầu Đúc có mặt ở một số chuỗi siêu thị và tiêu thụ ổn định. Theo kế hoạch thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của tỉnh, thời gian tới sẽ có nhiều sản phẩm đạt chứng nhận OCOP được giới thiệu và phấn đấu cuối năm nay sẽ có mặt trên kệ hàng của các chuỗi siêu thị lớn.

 Ngoài ra, doanh nghiệp trong tỉnh có cơ hội tham gia các đợt hội chợ ngoài tỉnh tại Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Thành phố Hồ Chí Minh...; tham gia 3 hội nghị kết nối cung cầu với các tỉnh, thành tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng để quảng bá sản phẩm. Tham gia nhiều đợt xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, nhất là ở thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, chị Nguyễn Thị Diễm Phượng, chủ cơ sở sản xuất trà mãng cầu Diễm Phượng, ở xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, cho biết: “Sản phẩm của cơ sở được người tiêu dùng ngoài tỉnh đón nhận, tiêu thụ hết số hàng mang theo là một tín hiệu vui. Hơn nữa còn kết nối được một số đầu mối tiêu thụ ổn định và cung ứng ra thị trường các tỉnh phía Bắc hàng tấn trà mãng cầu hàng tháng”.

Theo nhận định của ngành công thương tỉnh, sự phát triển của ngành du lịch tỉnh sẽ kéo theo sự tăng trưởng của các dịch vụ lưu trú. Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và yêu cầu về chất lượng ngày càng tăng, tính cạnh tranh cao. Do đó, để thích ứng và giữ vững tăng trưởng, định hướng phát triển trong giai đoạn sắp tới cho lĩnh vực thương mại và dịch vụ là tiếp tục đẩy mạnh kêu gọi đầu tư hạ tầng, nhất là các chợ đầu mối nông sản, chợ, các điểm bán hàng Việt. Tăng cường xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu nhằm đưa sản phẩm chủ lực vào hệ thống phân phối hiện đại, các điểm tham quan du lịch trong và ngoài tỉnh.

Năm 2016, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của tỉnh đạt 30.815 tỉ đồng. Đến năm 2018 đạt đến 35.365 tỉ đồng, tăng 7,71% so cùng kỳ. Năm 2019 con số này là 37.919 tỉ đồng và dự kiến hết năm 2020 sẽ đạt khoảng 39.639 tỉ đồng.

 

Bài, ảnh: THIÊN NGỌC

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap