【central coast – câu lạc bộ bóng đá macarthur】Những người giành giật sinh mệnh từ ‘hà bá’ ở biển Quy Nhơn

作者:World Cup 来源:Cúp C1 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 16:18:23 评论数:

17h30 ngày 22/4,ữngngườigiànhgiậtsinhmệnhtừhàbáởbiểnQuyNhơcentral coast – câu lạc bộ bóng đá macarthur trong lúc túc trực tại bãi biển Xuân Diệu, TP Quy Nhơn, anh Nguyễn Tấn Nghi (40 tuổi, trú phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn - thành viên Đội cứu hộ bãi biển Quy Nhơn) phát hiện Lưu Văn Ng. (18 tuổi, trú Phú Tài, TP Quy Nhơn) bị nước cuốn ra xa.

Phát hiện sự việc, anh Nghi ngay lập tức bơi ra ứng cứu và đưa Ng. vào bờ sơ cấp cứu.

W-cuu-ho-1-3.jpg
Trời nắng nóng, bãi biển Xuân Diệu, Quy Nhơn tập trung đông người dân và du khách tắm biển. Ảnh: Diễm Phúc

Anh Nghi cho biết, Ng. tắm tại vùng biển có nước chảy ngược, cuốn ra xa. Rất may được phát hiện kịp thời nên không nguy hiểm đến tính mạng.

“Thời điểm này có gió nồm nên rất nguy hiểm, con nước thay đổi mỗi lúc khác nhau. Trời nắng nóng, người dân đi tắm biển rất đông, đội cứu hộ phải liên tục quan sát, nếu phát hiện nguy hiểm thì phải cảnh báo và cứu hộ ngay”, anh Nghi chia sẻ.

Tham gia Đội cứu hộ bãi biển Quy Nhơn hơn 8 năm nay, anh Nghi không còn nhớ đây là trường hợp thứ bao nhiêu được anh cứu sống. Anh nói, mỗi năm đều có những trường hợp đuối nước xảy ra, ít nhất một năm anh cứu 5-6 người.

Mỗi ngày, khi ánh mặt trời chưa tỏ, anh Nghi đã có mặt tại bờ biển Xuân Diệu, đoạn phía trên khách sạn Hải Âu (phường Ghềnh Ráng) để kiểm tra, vệ sinh hệ thống dây phao; vệ sinh bờ biển; nhìn con nước, quan sát người dân tắm biển để cảnh báo, cứu hộ.

cuu ho 8 1.jpg
Anh Nguyễn Tấn Nghi kêu gọi người dân vào tắm ở vùng nước an toàn. Ảnh: Diễm Phúc

Hết giờ tắm, anh Nghi thổi còi báo hiệu cho mọi người lên bờ để tránh nguy hiểm.

Việc cứu người đuối nước trên biển tuy có hiểm nguy, nhưng là dân vùng biển, biết bơi và được tập huấn nhiều lần nên anh Nghi luôn bình tĩnh trong việc xử lý và phán đoán.

“Khi phát hiện người gặp nạn, mình phải tiếp cận cứu hộ nhanh chóng. Đôi lúc chỉ cần trễ vài giây là tính mạng của họ đã nguy hiểm hơn rất nhiều”, anh Nghi chia sẻ.

Là thành viên Đội cứu hộ bãi biển Quy Nhơn, mỗi năm ông Nguyễn Thanh Tùng (50 tuổi, trú phường Ngô Mây, TP Quy Nhơn) cũng giành giật mạng sống cho không biết bao người từ tay “hà bá”.

Mới đây, chỉ trong 1 giờ đồng hồ chiều ngày 21/4, ông Tùng liên tiếp cứu được hai em Nguyễn Hoàng V. (16 tuổi, trú phường Quang Trung) và Phan Thị Ái M. (15 tuổi, trú phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn) bị đuối nước ở khu vực này.

Ông Tùng chia sẻ, việc cứu hộ nhìn đơn giản nhưng không phải lúc nào người tắm biển cũng phối hợp. Đôi lúc, phát hiện dòng nước nguy hiểm, ông Tùng liên tục thổi còi kêu gọi người dân di chuyển nhưng nhiều người vẫn phớt lờ cảnh báo.

Dùng đủ biện pháp kêu gọi nhưng không được nên ông phải liên tục quan sát cho đến khi họ vào bờ an toàn.

“Có nhiều vùng nước rất nguy hiểm, ở trên nước rất êm dịu nhưng tầng dưới nước chảy ngược, không cẩn thận sẽ bị cuốn ra xa. Nhiều người vẫn rất chủ quan, khi mình cảnh báo thì họ không nghe, đến khi xảy ra chuyện rồi nhiều người mới ý thức được”, ông Tùng chia sẻ.

Làm công tác cứu hộ bờ biển, các thành viên đội cứu hộ đều mong muốn người dân có thể bảo vệ bản thân mình.

“Chúng tôi chỉ mong sao người dân có thể ý thức hơn, khi lực lượng cứu hộ cảnh báo thì mình nên di chuyển khỏi khu vực nguy hiểm, đi tắm nên mặc áo phao, tắm trong khu vực đã giăng dây để đảm bảo an toàn”, anh Lý Văn Duy (36 tuổi, trú phường Hải Cảng – thành viên Đội cứu hộ bãi biển Quy Nhơn) nói thêm.

W-cuu-ho-3-3.jpg
Ông Nguyễn Thanh Tùng cắm cờ đen “Cấm tắm biển” để cảnh báo vùng nước nguy hiểm. Ảnh: Diễm Phúc

Đội cứu hộ bãi biển Quy Nhơn thành lập từ năm 2012 do Công ty Môi trường Bình Định quản lý. Đội cứu hộ gồm 18 người, chủ yếu là người dân sống gần biển và đi biển, có nhiều kinh nghiệm nhận diện con nước, bơi lội và cứu hộ.

Công việc của họ bắt đầu từ 4h30 - 8h30 và 15h - 18h hằng ngày.

18 người chia nhau, người gác trạm canh, người quan sát trên bờ, người chèo thuyền kayak xung quanh khu vực phao để cứu hộ tại bờ biển Xuân Diệu, đoạn từ Mũi Tấn đến phường Ghềnh Ráng.

Với kinh nghiệm lâu năm, họ còn nhìn con nước để cắm cờ, hướng dẫn, cảnh báo cho người dân tránh xa khu vực nguy hiểm.

Bà Đặng Thị Ngọc Hương (phường Đống Đa, TP Quy Nhơn) thường đưa cháu gái ra khu vực biển Xuân Diệu để tắm. Có lực lượng cứu hộ túc trực tại bãi biển bà Hương cảm thấy yên tâm hơn khi tắm biển…

Bà Nguyễn Thị Xuân Biên, Phó Giám đốc Công ty CP Môi trường Bình Định cho biết, dự kiến dịp lễ 30/4 và 1/5 số lượng người dân và du khách tăng lên. Ngoài giờ trực, sẽ tăng cường lực lượng túc trực tại bãi biển Quy Nhơn để cứu hộ.

Tại các khu vực biển nguy hiểm, công ty sẽ cắm biển cảnh báo, bà con và du khách không nên xuống tắm ở những khu vực này để đảm bảo an toàn.

最近更新