【ket qua bong da tay ban nha hom nay】Tình hình Biển Đông ngày 25/8: Chiến thuật mới của TQ trên biển Hoa Đông

时间:2025-01-12 09:39:21 来源:88Point

TheìnhhìnhBiểnĐôngngàyChiếnthuậtmớicủaTQtrênbiểnHoaĐôket qua bong da tay ban nha hom nayo nhận định mới nhất của Nhật Bản về "chiến thuật mới" của Trung Quốc trong vấn đề biển Hoa Đông, hiện Trung Quốc đang giảm hành động và ngôn từ khiêu khích, từ đối đầu trực tiếp chuyển sang né tránh có chủ ý nhằm mục đích đánh lạc hướng, gây mất cảnh giác đối với các nước châu Á.

Thái độ mềm mỏng bất thường của Trung Quốc tại khu vực biển Hoa Đông khiến báo giới Nhật gần đây đã phải lên tiếng lo ngại. Hãng tin Nikkei (Nhật Bản) cảnh báo, trái với việc hung hăng cản trở tại vùng biển đang tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư như trước đây, thì nay số lần tàu tuần tra Trung Quốc đi vào khu vực này đã giảm rõ rệt với tần suất giảm tới 6,6 lần/tháng, giảm khoảng 40 lần trong 6 tháng đầu năm, và giảm từ 4 giờ xuống còn 2 giờ trong các lần neo đậu tại khu vực này.

tình hình biển đông

Trong tình hình căng thẳng Biển Đông, TQ có chiến thuật mới tại biển Hoa Đông nhằm gây mất cảnh giác đối với các nước châu Á. Ảnh minh họa 

Hãng tin này cũng cho biết trong năm ngoái, các tàu tuần tra Trung Quốc luôn hung hăng bắt giữ các tàu cá của Nhật, chủ động chặn các tàu tuần tra Nhật Bản, thì nay có vẻ các tàu Trung Quốc lại lảng tránh đối đầu. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là phía Trung Quốc đã lơ là trên khu vực biển Hoa Đông. Theo thông báo khá “bình thản” của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, ngày 6.8 qua, nhiều máy bay Nhật đã đi vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) do Trung Quốc thiết lập trên khu vực biển Hoa Đông, trong đó các chiến đấu cơ F-15 của Nhật đã tiếp cận các máy bay Trung Quốc những 2 lần. Song dường như Trung Quốc cũng không có phản ứng gì mạnh mẽ và rõ rệt với sự kiện máy bay Nhật tích cực thăm viếng này.

Báo giới Nhật Bản nhận định việc Trung Quốc đột ngột thay đổi chiến lược rõ ràng liên quan mật thiết tới những căng thẳng đang gia tăng ở biển Đông, và có lẽ Trung Quốc buộc phải dồn sức tập trung vào một bên (chọn biển Đông, chứ không phải biển Hoa Đông) để đề phòng phải triển khai một lượng lớn tàu hải giám nếu có tình huống khẩn cấp.

Phía Nhật cũng cho rằng Trung Quốc hẳn đang rất lo ngại về việc Mỹ xích lại gần Việt Nam với chiều hướng ủng hộ, và Trung Quốc ắt hẳn đã rút ra được bài học không thu hoạch được gì từ những căng thẳng gia tăng do tranh chấp lãnh thổ và không tìm kiếm được sự cảm thông từ các bên. 

Trung Quốc đang coi Mỹ là kẻ ngáng đường khó chịu của mình trên con đường nước này thực hiện tham vọng bá quyền của mình ở Biển Đông, đặc biệt từ sau khi chính phủ cầm quyền của Tổng thống Barack Obama tuyên bố chiến lược xoay trục về châu Á-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, nhìn lại thì Trung Quốc chính là nước tạo cớ kích hoạt cho Mỹ đường đường chính chính bước vào Biển Đông.

Trong diễn biến mới nhất, Washington Free Beacon ngày 23/8 đưa tin, hải quân Mỹ đã quyết định điều động cụm tàu sân bay thứ 2 đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo đó, cụm tàu sân bay USS Carl Vinson đã rời San Diego hôm 22/8 và nhằm tới Thái Bình Dương.

Cụm tàu sân bay này sẽ tuần tra cả 2 khu vực do hạm đội 5 va hạm đội 7 phụ trách. Hạm đội 7 hoạt động trên địa bàn Thái Bình Dương trong khi hạm đội 5 chủ yếu hoạt động ở Trung Đông.

Nhưng chính sự liều lĩnh, hung hăng của Trung Quốc lại thúc đẩy Mỹ can thiệp sâu hơn vào khu vực Biển Đông, nói cách khác, Trung Quốc đã tạo cho Mỹ lý do chính đáng để quay lại châu Á-Thái Bình Dương. Bởi Mỹ đảm nhận vai trò đảm bảo an ninh tại khu vực, đồng thời có những mối quan hệ đồng minh chặt chẽ tại đây. Vậy nên, Trung Quốc đang rước họa vào thân bởi chính sự ngang ngược của mình.

Vân Anh(Tổng hợp)

Mỹ thêm tàu sân bay tới châu Á sau chạm trán Trung Quốc ở Biển Đông
推荐内容