Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh tham dự VBF 2015 |
Tại VBF 2015,ậnthayđổitíchcựcvànhữngkiếnnghịthiếtthựbd kq tl ltd hom nay nhiều đại biểu đã đưa ra những đánh giá tích cực về môi trường đầu tư ở Việt Nam thời gian gần đây, đồng thời chỉ ra những tồn tại, thách thức đang cản trở Việt Nam trong việc thu hút đầu tư.
Theo ông David W. Carter - Đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Úc tại Việt Nam (AusCham): Môi trường đầu tư Việt Nam đang có những cải thiện rõ rệt, nhiều luật mới hoặc luật sửa đổi quan trọng đã có hiệu lực, trong đó đáng chú ý là Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp sửa đổi. Cả 2 đều có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2015. Điều đáng nói là các luật này được sửa đổi dựa trên cơ sở thu thập ý kiến từ cộng đồng các nhà đầu tư.
Ông Tomaso Andreatta - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam cũng đánh giá cao những nỗ lực gần đây của Chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, và tăng tính cạnh tranh của DN Việt Nam. Trong năm qua, Việt Nam đã đưa ra những thay đổi quan trọng, ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng DN Việt Nam nói chung và cộng đồng DN EuroCham tại Việt Nam nói riêng thông qua các bộ luật quan trọng, bao gồm: Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Nhà ở...
"Các luật này đã có tác động tích cực trong việc cải thiện, tăng cường các cơ chế thị trường, đây là nền tảng cho một nền kinh tế thành công và bền vững"- ông David W. Carter nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đánh giá cao những kiến nghị thiết thực của cộng đồng DN, đồng thời cam kết Việt Nam sẽ tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi, bình đẳng cho nhà đầu tư trong và ngoài nước yên tâm đầu tư. |
Tuy nhiên, bên cạnh những cải thiện tích cực, môi trường đầu tư tại Việt Nam vẫn còn những trở ngại, làm giảm sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ông Ryu Hang Ha - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam nêu dẫn chứng: Điều 106 của Bộ Luật Lao động 2012 quy định, bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 1 ngày và không quá 30 giờ trong 1 tháng, tổng số không quá 200 giờ trong 1 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ nhưng không quá 300 giờ/ 1 năm.
Ông Ryu Hang Ha cho rằng hạn chế này có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, vì thế kiến nghị Chính phủ xem xét bỏ quy định về làm thêm giờ không quá 30 giờ/ 1 tháng, điều chỉnh áp dụng linh hoạt các quy định về làm thêm giờ theo các biện pháp cụ thể, chẳng hạn như vào thời kỳ cao điểm, DN có thể bố trí cho người lao động làm thêm giờ một cách linh động để đáp ứng tiến độ giao hàng do khách hàng đề ra. Hoặc vào thời kỳ thấp điểm, DN có thể bố trí giảm thời gian làm việc và thời gian làm thêm giờ.
Hay như ông Shiom Tokuyama - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đưa ra vấn đề khác: Theo quy định sửa đổi về nhập cảnh của “Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam”, công dân Nhật Bản không được phép tái nhập cảnh vào Việt Nam trong vòng 30 ngày nếu không có visa. Việc thay đổi điều kiện nhập cảnh không cần visa này hạn chế cơ hội đối với công dân Nhật Bản muốn nhập cảnh tại Việt Nam thường xuyên hơn, với mục đích thương mại hay du lịch. Ông Tokuyama khuyến nghị, điều kiện nhập cảnh của công dân Nhật Bản sẽ được thay đổi giống như luật cũ để họ có thể được miễn visa nhập cảnh, không kể tới việc họ rời Việt Nam trước đó bao lâu.
Ngoài những kiến nghị trên, cộng đồng DN cũng kiến nghị về những rắc rối trong thực thi luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư sửa đổi do chậm ban hành các thông tư hướng dẫn, hay những quy định của Thông tư 23 của Bộ Khoa học Công nghệ về nhập khẩu máy móc, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng,... Trước những kiến nghị thẳng thắn của cộng đồng DN, các Bộ, ngành của Việt Nam đã đưa ra những giải đáp, cam kết xem xét, sửa đổi những kiến nghị đúng, phù hợp, nhằm tạo dựng một môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh.