您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

【kết quả u19 israel】7 lần “ra tay” của Quốc hội

Nhà cái uy tín3986人已围观

简介1. Quyết định chóng vánhNgày 20/7/2021, Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp đầu tiên. Các quyết định rú ...

1. Quyết định chóng vánh

Ngày 20/7/2021,ầnrataycủaQuốchộkết quả u19 israel Quốc hội khóa XV khai mạc kỳ họp đầu tiên. Các quyết định rút ngắn kỳ họp đã được đưa ra rất chóng vánh. Đầu tiên là rút ngắn 8 ngày so với dự kiến nghị trình; khi nghị trình được Quốc hội thông qua, lại tiếp tục rút ngắn thêm 3 ngày. Rút ngắn 11 ngày không phải là quyết định rất khó khăn, bởi đây là kỳ họp đặc biệt quan trọng, kỳ họp không chỉ đặt nền móng cho hoạt động của Quốc hội Khóa XV mà còn là nền móng cho hoạt động của bộ máy nhà nước với việc Quốc hội tiến hành bầu, phê chuẩn kiện toàn nhân sự các chức danh lãnh đạo cấp cao của Nhà nước; đồng thời, thể chế hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, xác lập các khuôn khổ, mục tiêu, chỉ tiêu, giải pháp cụ thể để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, kế hoạch tài chính, ngân sách, đầu tư công, kế hoạch vay - trả nợ công…

Toàn cảnh Hội nghị làm việc giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ (chiều ngày 14/10/2021).
Toàn cảnh Hội nghị làm việc giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ (chiều ngày 14/10/2021).

2. Phản ứng mau lẹ

Phục hồi và phát triển kinh tế luôn là vấn đề được Quốc hội đặc biệt nhấn mạnh ngay từ kỳ họp thứ nhất và có những phản ứng mau lẹ để có thể thực hiện được mục tiêu này.

Thời điểm bấy giờ, khi Chính phủ nhấn mạnh quan điểm: quyết tâm thực hiện “mục tiêu kép”, nhưng ưu tiên lúc này là tập trung phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả, thì Quốc hội đã lập tức lưu ý rằng xác định ổn định kinh tế vĩ mô là nhiệm vụ hàng đầu; kiểm soát dịch bệnh là mục tiêu ưu tiên, kiên trì thực hiện thắng lợi mục tiêu kép phù hợp với tình hình thực tiễn và địa bàn cụ thể.

3. Lập tức trao “gươm”

Ngay tại kỳ họp thứ nhất, Nghị quyết 30, với sứ mệnh cực kỳ hệ trọng như “gươm báu” đã được Quốc hội cấp tốc trao cho Chính phủ có thêm bội phần sức mạnh chống dịch. Đây được coi là sáng kiến độc đáo, chưa có tiền lệ trong lịch sử lập pháp; qua đó, đã trao quyền đặc thù, đặc cách, đặc biệt cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Để “khai sinh” cho nghị quyết này là quy trình hết sức đặc biệt và nhanh chưa từng có, chỉ trong vòng hơn 24 giờ làm việc xuyên đêm của các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ. Ngày 28/7/2021, “bảo kiếm” chính thức được trao tay Chính phủ. Trao “gươm báu”, Quốc hội cũng thành lập Tổ công tác đặc biệt 24/7 để giám sát hiệu lực hiệu quả của việc thực hiện này.

4. Khẩn cấp chi tiền

Không chỉ cấp tốc trao “bảo kiếm”, Quốc hội còn thể hiện sự quyết đoán trong chi tiền cho Chính phủ chống dịch. Như tại thời điểm trong 2 tháng 9, tháng 10/2021, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ triệu tập nhiều phiên họp bất thường của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) và ký ban hành 6 nghị quyết với hàng loạt quyết sách đặc biệt chưa từng có tiền lệ, với số tiền lên đến gần 100.000 tỷ đồng. Nhiều nghị quyết đã được ký ban hành ngay trong đêm để kịp chuyển cho Chính phủ thực hiện.

Có thể kể đến như ngày 24/9/2021, UBTVQH ban hành Nghị quyết số 03, lần đầu tiên quyết định một gói hỗ trợ bằng tiền cho người lao động từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp, với số tiền lên đến 30.000 tỷ đồng, hỗ trợ khoảng 13 triệu lao động. Cùng với đó thì người sử dụng lao động được giảm mức đóng vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp xuống còn 0% và ước tính có khoảng 390.000 doanh nghiệp sẽ được hưởng chính sách này. Một chính sách chưa từng có tiền lệ và rất nhân văn.

5. Sục sôi, quả cảm

“Cứu” nền kinh tế lúc này cần một tinh thần sục sôi, quả cảm và trách nhiệm rất cao, bởi càng e dè, càng mất đi cơ hội “khỏe” lại và Quốc hội đã thể hiện được tinh thần này một cách đặc biệt ấn tượng khi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tuyên bố: “không còn chuyện bắc nước chờ sôi rồi lại chờ gạo người”.

Theo Chủ tịch Quốc hội “có những vấn đề qua nghiên cứu, qua tiếp nhận thông tin từ các kênh, chúng tôi thấy cần thiết, cấp bách mà Chính phủ chưa trình thì Quốc hội sẽ yêu cầu Chính phủ trình, hoặc chúng tôi chủ động có sáng kiến để kịp thời đáp ứng yêu cầu của thực tế”. Một trong những sáng kiến nổi bật là “Diễn đàn kinh tế Việt Nam năm 2021: Phục hồi và phát triển bền vững”, do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì ngày 5/12/2021, đi tìm điểm cân bằng tối ưu giữa mục tiêu phòng, chống dịch và phát triển kinh tế, xã hội để đưa đất nước đứng lên sau đại dịch.

6. Thổi bùng ngọn lửa thương dân

Tháng 10/2021, trước các ý kiến can gián không chất vấn tại kỳ họp thứ hai để Chính phủ yên tâm chống dịch; lại có ý kiến “hiến kế” đổi phiên chất vấn thành “lắng nghe ý kiến nhân dân”. Nhưng Quốc hội vẫn quyết định chất vấn, bởi có “ghế nóng” ở nghị trường, mới thổi bùng lên ngọn lửa thương dân. Và tại kỳ họp thứ hai, lần đầu tiên “thầy thuốc”, “thầy giáo” cùng đăng đàn đã để lại cảm xúc khó tả trong lòng dư luận, tựa như “giận thì giận, thương càng thương”, như khi nghe Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn giãi bày: “Chúng ta test virus để tìm bệnh, nhưng virus cũng test ra cả hệ thống chúng ta” và “Cuộc sống bình thường mới đang dần được xác lập nhưng ngành Giáo dục lại bắt đầu một chặng đường mới với những khó khăn, thách thức vẫn còn nguyên, thậm chí còn lớn hơn nữa đang chờ phía trước”.

7. Phất cờ trên đỉnh “Everest”

Tháng 9/2021, chuyến thăm cấp cao đầu tiên của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam đến châu Âu, sau một thời gian bị gián đoạn bởi đại dịch Covid-19 và ngay sau khi Việt Nam kiện toàn nhân sự lãnh đạo cấp cao của bộ máy nhà nước nhiệm kỳ mới là chuyến của đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu. Đoàn đã đi trên chuyên cơ gọn nhẹ chưa từng có để khi trở về dành chỗ cho… trang thiết bị y tế chống dịch. Đây là điều chưa từng xảy ra trên các chuyên cơ.

Đi sang châu Âu trong bối cảnh đất nước bị dịch bệnh quần thảo, nền kinh tế đứng trước nguy cơ đứt gẫy, trong khi tiến triển chống dịch ở châu Âu đã sang giai đoạn mới rất sáng sủa, Chủ tịch Quốc hội dành những nỗ lực cao nhất để cho bạn bè quốc tế hiểu về một Việt Nam, dẫu đang đi chậm lại trong cuộc chiến này nhưng vẫn rất kiên cường. “Chúng ta luôn có khát khao chinh phục đỉnh cao như việc phất cờ Việt Nam trên đỉnh Everert” - Chủ tịch Quốc hội trò chuyện với các doanh nghiệp trẻ gốc Việt đang khởi nghiệp tại Phần Lan - “Lên đỉnh núi cao để nhìn xuống ý thức rõ hơn đất nước ở đâu trên bản đồ thế giới, để khát khao cống hiến hơn nữa, nhất là lúc Tổ quốc nguy nan như hiện nay vì đại dịch”. Ngoại giao nghị viện cũng đã ghi được dấu ấn rất đặc sắc trong năm 2021.

Cuộc bầu cử 2 “nhất”

Ngày 23/5/2021, cuộc bầu cử Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát lần thứ 4, với mức độ dữ dội và nguy hiểm chưa từng có. Cuộc bầu cử này đã hội tụ đủ hai “nhất”: Bối cảnh bầu cử đặc biệt nhất; quy mô bầu cử lớn nhất, khi có số lượng cử tri lớn nhất từ trước đến nay, với gần 70 triệu lá phiếu cử tri được bỏ tại 84.767 khu vực bỏ phiếu. Tỷ lệ cử tri đi bầu đạt 99,6% thể hiện ý thức trách nhiệm, niềm tin tưởng sâu sắc của nhân dân vào Đảng và Nhà nước; đồng thời, khẳng định sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Từ cuộc bầu cử lịch sử này, Quốc hội khóa XV được kiện toàn với 499 đại biểu. Chất lượng, cơ cấu đại biểu đều vượt chỉ tiêu đặt ra. Chất lượng học vấn của đại biểu Quốc hội khóa XV cao hơn so với các khóa trước đây; tỷ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách gần 40%, cao nhất từ trước tới nay.

Tags:

相关文章