88Point88Point

【nhận định bóng đá colombia】Bằng đại học sẽ không còn xếp loại học lực: Đừng để “vàng, thau lẫn lộn“

Mới đây,ằngđạihọcsẽkhôngcònxếploạihọclựcĐừngđểvàngthaulẫnlộnhận định bóng đá colombia Bộ GD-ĐT dự kiến trên bằng tốt nghiệp đại học sẽ không còn thông tin liên quan đến xếp loại học lực, hình thức đào tạo, nội dung đào tạo. Liệu “vàng, thau” có lẫn lộn, khó kiểm soát chất lượng là điều dư luận nghi ngại.

Cào bằng sẽ khó kiểm soát chất lượng đào tạo...

Thực tế ở Việt Nam hiện vẫn còn nhiều trường đại học tổ chức đào tạo chạy theo lợi nhuận, người học chỉ cần bằng cấp mà không coi trọng kiến thức thì xã hội cũng khó có thể coi trọng hai bằng cấp của hai hệ đào tạo (chính quy, và không chính quy) có chất lượng tương đương. Vì thế, theo các chuyên gia, nếu thực hiện quy định này sẽ khó kiểm soát chất lượng đào tạo.

Anh Minh Nguyên (sống tại Hà Nội), một cựu sinh viên chia sẻ: “Tôi đã học và tốt nghiệp trường công, trường tư, bằng tốt nghiệp thì có loại giỏi, loại khá. Tôi không đồng tình việc đề xuất không ghi thông tin liên quan đến học lực, loại hình đào tạo, không đồng tình kiểu bằng cấp cào bằng.

Dự kiến trên bằng tốt nghiệp đại học sẽ không còn thông tin liên quan đến xếp loại học lực, hình thức đào tạo, nội dung đào tạo (ảnh minh họa)

Tôi vẫn ủng hộ việc bằng cấp, học tập cần có đánh giá, xếp loại hẳn hoi để người học cố gắng. Còn việc coi trọng bằng cấp mà không chú trọng thực lực là do người sử dụng và người đánh giá. Mong rằng không nên để lẫn lộn vấn đề này!”.

Một phụ huynh cũng cho rằng, cùng một trường, chất lượng hệ không chính quy, đào tạo từ xa, liên thông... thấp hơn chất lượng hệ chính quy là điều không phải bàn cãi. Hệ chính quy, công tác đào tạo quy chuẩn, nghiêm túc hơn rất nhiều so với đào tạo từ xa, văn bằng 2...

Việc mua điểm, học hộ ở hệ chính quy cũng hạn chế hơn. Rồi con em mình cũng không cần thiết phải vào các trường đại học tốp cao theo kiểu cấp bằng đánh đồng như thế này.

GS.TS Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp cho rằng, việc thay đổi là phù hợp với xu thế thế giới. Tuy nhiên, xét về thực tế hiện nay có rất nhiều băn khoăn. Thực trạng đào tạo và chuẩn “đầu ra” ở các loại hình đào tạo gồm chính quy, vừa học vừa làm và từ xa ở Việt Nam đang không có sự tương đồng về chất lượng cho dù là giảng dạy cùng một chương trình, cùng giảng viên, cùng các điều kiện tiếp nhận kiến thức... Nguyên nhân do quá trình đào tạo và khâu đánh giá khác nhau.

Theo ý kiến của một số trường dân lập, thực tế các trường vẫn cấp bằng tốt nghiệp đồng thời cả bảng điểm, quá trình học tập của sinh viên. Do đó, việc in xếp loại trên bằng là không cần thiết, nhà tuyển dụng cần thêm thông tin thì có thể xem bảng điểm. Ngược lại, ở khối công lập, nhiều lãnh đạo trường đại học cho rằng cần ghi xếp loại trên bằng vì chất lượng đào tạo giữa các trường chưa ngang bằng nhau.

… và khó cho nhà tuyển dụng

Ông Đỗ Văn Thành, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, là một trong những đơn vị cung cấp các ứng viên cho các doanh nghiệp cho biết: “Hiện tại chúng tôi tiếp nhận yêu cầu tuyển dụng thì thấy nhiều doanh nghiệp khi tuyển dụng vẫn xem ứng viên của mình tốt nghiệp trường đại học nào, loại hình đào tạo, chuyên ngành gì. Điều đầu tiên khi họ tiếp cận ứng viên là tiếp cận qua công tác phân loại hồ sơ.

Nếu bằng cấp không phân loại, chúng tôi sẽ gặp một chút rắc rối ở khâu này. Bước đầu tiên phỏng vấn, họ vẫn căn cứ vào hồ sơ của ứng viên xem văn bằng gì, còn lại xét kỹ năng thực tế kèm theo. Họ có rất nhiều cách test khác nhau để chọn được người phù hợp vào vị trí tuyển dụng”.

Ở góc nhìn người sử dụng lao động, ông Lê Đức Cường, Trưởng phòng tuyển dụng, Công ty TNHH Hạ tầng viễn thông miền Bắc (thuộc FPT Telecom), cho hay, là doanh nghiệp thiên về kỹ thuật, doanh nghiệp của ông ưu tiên các ứng viên có tay nghề cao nhưng để đi đến bước phỏng vấn kỹ, phòng tuyển dụng phải trải qua quá trình lọc hồ sơ. Chẳng hạn ở một số vị trí nhất định, công ty ưu tiên ứng viên có bằng khá trở lên.

Khi lọc hồ sơ, việc bằng cấp ghi kết quả xếp loại sẽ giúp khâu này dễ dàng hơn. Khi nhìn xếp loại trên bằng cấp của ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng xếp nhóm để phỏng vấn. “Nói chung, bằng cấp và nội dung ghi trên bằng là điều kiện cần chứ chưa đủ, doanh nghiệp đánh giá ứng viên chủ yếu dựa trên năng lực chứ không chỉ bằng cấp” - anh Cường nhấn mạnh.

Hệ nào cũng phải cùng một chuẩn đầu ra

TS. Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Đại học FPT cho rằng: “Với quy định như trên, thì các trường đại học buộc phải đảm bảo 2 hệ thống đào tạo chính quy và tại chức cùng một chất lượng như nhau. Còn nếu trường nào mà không làm được, các vị sẽ phải đồng nhất chất lượng chính quy ngang với tại chức và chấp nhận là trường thứ hạng kém. Với quy định có 2 loại bằng như hiện nay, các trường có quyền tung sản phẩm chất lượng kém ra thị trường gắn mác “tại chức”. Về mặt nguyên tắc, chất lượng kém không được phép tung ra thị trường”.

Trong bối cảnh đó, từ năm 2017, Bộ GD-ĐT ban hành thông tư quy định về hệ thống đào tạo tại chức và hệ chính quy đã quy định tiêu chuẩn đầu vào của 2 hệ giống hệt nhau, chương trình đào tạo và sách giáo khoa giống nhau. Khi thi cùng một ngân hàng đề thi, quy định xét tốt nghiệp giống hệt nhau. Với quy định này không còn khác biệt trong quy định về tuyển dụng, tuyển sinh, đào tạo và tốt nghiệp nữa. Tuy nhiên, dù thông tư được ban hành đã 2 năm, nhưng một số trường vẫn ung dung dạy hệ chất lượng kém và khoác tên “tại chức”.

“Tại chức lâu nay vẫn được coi là nồi cơm của các trường công lập, nhưng trong xu thế tự chủ và xu thế văn hóa chất lượng thì chất lượng phải là số 1. Đại học FPT đã không dạy hệ tại chức từ lâu, với quan điểm không sản xuất ra “sản phẩm” loại A, hay B, vì đơn giản đã là phế phẩm thì không cho ra “lò”...” - ông Tùng nhấn mạnh.

GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nêu quan điểm: “Theo tôi, chủ trương này là đúng nhưng Bộ GD-ĐT đang làm quá vội vàng! Hiện nay đang cần động viên hàng chục triệu người học không chính quy nên việc không còn phân loại chính quy hay vừa học vừa làm, loại khá hay giỏi cũng khẳng định giá trị của hình thức đào tạo này.

Trên thực tế, không phải bất cứ ai tốt nghiệp đại học chính quy cũng đều có năng lực, phẩm chất hơn người học không chính quy. Vấn đề cốt lõi nằm ở chỗ siết chất lượng đào tạo, cho dù đào tạo chính quy hay không chính quy cũng cần chú trọng để có chất lượng thực”.

“Nếu thực sự chúng ta muốn coi hai loại bằng cấp (chính quy và không chính quy) này tương đương thì phải siết chặt các công đoạn, các quy trình từ khâu tuyển sinh, khâu đào tạo đến khâu đánh giá”.

GS. Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp

“Hệ nào cũng phải đảm bảo chuẩn đầu ra giống nhau, chất lượng giống nhau. Quy định này sẽ đẩy các trường vào thế là giờ anh phải làm được điều đó, nếu không sẽ phải trả giá bằng chính tên tuổi của mình…”.

TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Đại học FPT

“Nhìn nhận thực tế, có sự khác biệt nhất định về chất lượng giữa hệ chính quy và tại chức, chứ không phải là không có khác biệt. Phần lớn doanh nghiệp khi tuyển dụng vẫn quan tâm đến văn bằng, tuy nhiên họ có nhiều cách test khác nhau, chứ không chỉ dựa vào văn bằng…”.

Ông Đỗ Văn Thành, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội

Trước sự quan tâm đa chiều của dư luận, ngày 6/10, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) - đơn vị soạn thảo dự thảo giải thích, dự thảo Thông tư quy định chi tiết nội dung chính ghi trên văn bằng giáo dục đại học chỉ quy định nội dung chính ghi trên văn bằng, các thông tin khác đã quy định phải ghi trên Phụ lục văn bằng và được cấp đồng thời với văn bằng cho người học.

Quy định này là phù hợp với thông lệ của nhiều nước trên thế giới, đảm bảo sự hội nhập của giáo dục đại học Việt Nam với giáo dục đại học của các nước.

Theo VOV

赞(83787)
未经允许不得转载:>88Point » 【nhận định bóng đá colombia】Bằng đại học sẽ không còn xếp loại học lực: Đừng để “vàng, thau lẫn lộn“