【soi kèo fc tokyo】Việt Nam và câu chuyện cấm hay không cấm tài sản ảo
Việt Nam sẽ ứng xử thế nào với tài sản ảo?ệtNamvàcâuchuyệncấmhaykhôngcấmtàisảnảsoi kèo fc tokyo
Theo bà Nguyễn Thị Minh Thơ, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống rửa tiền (Ngân hàng Nhà nước), hiện Việt Nam chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về tiền mã hóa, tiền ảo, tài sản ảo; nhưng đã có một số tài liệu nghiên cứu nhắc tới vấn đề này.
Ở góc độ phòng chống rửa tiền, Ngân hàng Nhà nước thường sử dụng cụm từ “tài sản ảo”. Khái niệm này được phổ biến rộng rãi, bao trùm tất cả các vấn đề liên quan và được lực lượng đặc nhiệm tài chính sử dụng.
Về tài sản ảo, trên cơ sở những rủi ro về góc độ rửa tiền, thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với rất nhiều bộ, ngành, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ TT&TT để tiến hành đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền. Trong đó, có cấu phần đánh giá rủi ro về tài sản ảo.
"Kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, trong đó có cấu phần về tài sản ảo đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua bởi nghị quyết của Chính phủ. Thông tin cụ thể hơn sẽ được chuyển tải trong thời gian sớm", bà Thơ cho biết tại họp báo tháng 5 của Bộ TT&TT.
Theo Quyết định số 194 ngày 23/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ, hành động số 6 nêu rõ, Việt Nam cần xây dựng khung pháp lý để cấm hoặc điều chỉnh đối với tài sản ảo và các nhà cung ứng dịch vụ tài sản ảo.
Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho hay, Thủ tướng Chính phủ giao công việc trên cho Bộ Tài chính và các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước, Bộ TT&TT, sẽ phải thực hiện một loạt hành động để ứng phó với những rủi ro của tài sản ảo.
Luật phòng chống rửa tiền năm 2022 chưa đề cập cụ thể về đối tượng các nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo. Tuy vậy, khi có rủi ro, Thủ tướng Chính phủ sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung các nhà cung ứng dịch vụ tài sản ảo vào đối tượng điều chỉnh của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
Quản lý thay vì cấm tài sản ảo sẽ có lợi cho kinh tế Việt Nam
Tài sản ảo là một khái niệm chung, bao gồm nhiều loại hình khác nhau. Trong đó, RWA (Real World Asset) - tài sản ảo kết nối với tài sản thực đang là xu hướng và nhận được nhiều quan tâm.
Theo ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam, RWA có thể tác động thẳng tới nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam.
"Lý do rất đơn giản, RWA mang thuộc tính thanh khoản cao của token kết hợp với thuộc tính tồn tại thực theo tài sản được quy định trên hệ thống luật cũ. Điều này giúp giải quyết đồng thời 2 vấn đề là tính “ảo” của token và tính thanh khoản thấp của tài sản thực", ông Trung nói.
Vị chuyên gia này cho rằng, việc RWA trở thành xu hướng trong tương lai gần như là điều tất yếu sẽ xảy ra. Theo dự báo của BCG, đến năm 2030 lượng tài sản ảo kết nối với thế giới thực sẽ ở mức 16.000 tỷ USD, tương đương 10% GDP toàn cầu.
Bình luận về câu chuyện quản lý tài sản ảo, ông Phan Đức Trung cho hay, việc các loại tài sản ảo có thể bị lạm dụng cho mục đích rửa tiền và tài trợ khủng bố là một rủi ro thực tế mà nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt.
Tuy vậy, cơ quan quản lý cần có cái nhìn toàn diện và không nên chỉ tập trung vào những rủi ro mà bỏ qua những lợi ích tiềm năng tài sản ảo nói riêng và những loại hình tài sản mới trong tương lai có thể mang lại cho nền kinh tế.
Trong tương lai, tài sản ảo có tiềm năng tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tài sản ảo mở ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của công nghệ, tạo ra các dịch vụ tài chính mới, nâng cao hiệu quả giao dịch và giảm chi phí. Tài sản ảo cũng có thể thu hút đầu tư quốc tế, thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ.
Theo quan điểm của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, cấm đoán cực đoan không phải là giải pháp tối ưu đối với tài sản ảo. Việc xây dựng khung pháp lý rõ ràng và minh bạch sẽ giúp quản lý rủi ro một cách hiệu quả và đồng thời khai thác được những giá trị tích cực của tài sản ảo.
Tài sản ảo hay tài sản mã hóa là loại tài sản sinh ra do phát triển khoa học kỹ thuật trên nền Internet truyền thống và đã được một số quốc gia, vùng lãnh thổ chấp nhận ở nhiều cấp độ khác nhau.
Nhiều nước như Anh, Australia, Canada, Mỹ, New Zealand, Singapore, Thụy Sĩ,... đang áp dụng các quy định hiện hành như quy định quản lý thị trường chứng khoán đối với lĩnh vực này.
Liên minh châu Âu (EU) đã ban hành riêng một bộ luật MiCA, chính thức có hiệu lực từ tháng 12/2024 về tài sản ảo. Một quốc gia Nam Mỹ là El Salvador thậm chí còn chấp nhận Bitcoin như một loại tiền tệ chính thức và sử dụng ngân sách quốc gia để đầu tư vào loại tài sản này.
Tại Việt Nam, đại diện Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước cần mạnh dạn xây dựng một khung pháp lý chi tiết và minh bạch để quản lý và giám sát các hoạt động liên quan đến tài sản ảo. Điều này bao gồm việc thiết lập các tiêu chuẩn và quy định về bảo mật, tuân thủ, và phòng chống rửa tiền.
Khung pháp lý cần phải đủ linh hoạt để có thể điều chỉnh theo sự phát triển của công nghệ và thị trường. Đồng thời, việc quản lý cần tạo điều kiện cho sự phát triển sáng tạo, khuyến khích đầu tư và giúp Việt Nam hòa vào dòng chảy chung của cuộc cách mạng công nghệ toàn cầu.
Việt Nam có thể thu dòng tiền lớn từ đánh thuế Bitcoin, tài sản ảoTổng giá trị tiền mã hóa đi vào Việt Nam trong năm 2023 là khoảng 120 tỷ USD. Việt Nam sẽ hưởng lợi lớn nếu đánh thuế và có khung pháp lý quản lý tài sản ảo.相关推荐
- Quận Hoàn Kiếm và 176 xã của Hà Nội thuộc diện phải sáp nhập
- Chương trình học bổng YSEALI 2018 tuyển ứng viên
- Sẽ có giải pháp hạn chế tình trạng sa thải lao động ngoài 35 tuổi
- Có 3 con nhưng đi khám người đàn ông lại phát hiện mình vô sinh
- Chính sách tiền tệ vượt thách thức, đón chu kỳ tăng trưởng cao
- VAMC đã mua được 266.000 tỷ đồng nợ xấu
- Tôi 'xao lòng' với nữ đồng nghiệp, bỗng tỉnh ngộ khi nghe vợ kể chuyện bâng quơ
- Mbappe ở nhà cũ của Gareth Bale