当前位置:首页 > Cúp C1 > 【bxh cup fa】Tiện ích số trong hoạt động giáo dục

【bxh cup fa】Tiện ích số trong hoạt động giáo dục

2025-01-25 21:46:02 [Cúp C2] 来源:88Point
Tiết học dạy toán sử dụng bảng thông học thông minh tại Trường Tiểu học Hạ Long.

Trường Tiểu học Hạ Long (TP Hạ Long) là một trong những trường đầu tiên của Quảng Ninh đưa mô hình học bạ số (năm học 2023-2024) vào sử dụng. Mô hình này đã giúp giảm áp lực, gánh nặng về ghi chép, quản lý hồ sơ của giáo viên.

Hằng tháng, giáo viên cập nhật thông tin, gửi nhận xét tình hình học tập, rèn luyện của học sinh. Phụ huynh có thể truy cập phần mềm để nắm bắt, từ đó phối hợp với nhà trường, giáo viên quản lý, giáo dục các em kịp thời.

Bà Vũ Thu Hường, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hạ Long, chia sẻ: Khi sử dụng học bạ điện tử giúp nhà trường không phải lưu hồ sơ giấy như trước đây, giúp công khai, minh bạch.

Đặc biệt tạo thuận lợi cho phụ huynh khi chuyển trường cho con thì không phải đến trường để lấy học bạ chuyển trường, mà thông tin đã được liên thông giữa các trường, theo đó tiết kiệm thời gian, chi phí cho nhà trường và phụ huynh học sinh.

Bên cạnh triển khai mô hình học bạ số, thời gian gần đây ngành Giáo dục Quảng Ninh đã triển khai mô hình thí điểm kiểm tra Online qua công nghệ xác thực thẻ Căn cước tại Trường THPT Ngô Quyền (TP Hạ Long).

Với mô hình này giúp giảm thiểu gian lận, đảm bảo tính chính xác, minh bạch và bảo mật, qua đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của quy trình tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá trong bối cảnh chuyển đổi số toàn diện.

Thí điểm kiểm tra online qua công nghệ xác thực thẻ căn cước tại Trường THPT Ngô Quyền (TP Hạ Long).

Em Trần Bá Anh, Lớp 12A2, Trường THPT Ngô Quyền, chia sẻ: Em thấy thực hiện kiểm tra online qua công nghệ xác thực thẻ Căn cước giúp cho chúng em tiết kiệm được thời gian làm thủ tục khi bước vào phòng thi, thủ tục diễn ra nhanh chóng, thuận lợi, chúng em chỉ cần cầm thẻ Căn cước chứ không cần cầm bất kỳ giấy tờ nào khác.

Hiện, Sở GD&ĐT đã tiến hành thí điểm mô hình kiểm tra Online tại ba trường: THPT Ngô Quyền, THPT Vũ Văn Hiếu và UK Academy Hạ Long. Mô hình giúp nâng cao năng lực sử dụng công nghệ của cả giáo viên và học sinh.

Đặc biệt, việc sử dụng nền tảng xác thực từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư giúp tăng độ tin cậy và minh bạch.

Đến nay, 100% trường học trên địa bàn toàn tỉnh đã triển khai sử dụng chữ ký số tới cán bộ quản lý và giáo viên. Các trường học đã sử dụng phần mềm quản lý học tập như Olm.vn, Azota, Padlet, Classroom… trong kết nối giữa nhà trường, giáo viên với học sinh, phụ huynh.

Hơn 2.000 học liệu số và gần 5.000 bài giảng điện tử đã được số hóa, bao gồm bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác cùng với hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến cho các môn học giúp giáo viên và học sinh dễ dàng nghiên cứu tài liệu.

Cùng với đó, 100% trường học trên địa bàn toàn tỉnh đã triển khai thực hiện thanh toán học phí và các khoản dịch vụ khác bằng phương thức không dùng tiền mặt; tổ chức đăng ký tuyển sinh đầu cấp lớp 1, lớp 6 trên môi trường số.

Qua đó tạo thuận lợi cho phụ huynh và cán bộ giáo viên trong nhà trường.

Tiết học trong phòng học thông minh tại Trường THCS Cao Thắng (TP Hạ Long).

Năm 2025, ngành Giáo dục Quảng Ninh tiếp tục đưa các tiện ích số vào sử dụng để đổi mới phương thức tổ chức giáo dục, đưa dạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động giáo dục thường xuyên, liên tục.

Phấn đấu đến năm 2030, tất cả các thành tố trong hệ thống giáo dục của tỉnh được đưa vào môi trường số.

Theo Ngọc Trâm(Báo Quảng Ninh)

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读