当前位置:首页 > Thể thao

【kqbd mới nhất】Doanh nghiệp dệt may "trắng trơn" đơn hàng xuất khẩu giá trị cao

Vinatex cam kết cung ứng đủ khẩu trang,ệpdệtmayquottrắngtrơnquotđơnhàngxuấtkhẩugiátrịkqbd mới nhất bán đúng giá
Dệt may xuất khẩu “bay hơi” 2 tỷ USD
Xuất khẩu dệt may giảm mạnh, chỉ đạt hơn 32 tỷ USD?
2033 10 img 8582
Sản xuất hàng dệt may xuất khẩu tại Công ty Cổ phần May Sài Gòn 3. Ảnh: N.Huế

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Công Thương, 7 tháng đầu năm nay, sản xuất dệt tăng 1,8%, trong khi đó sản xuất trang phục lại giảm 4,6% so với cùng kỳ năm 2019. Có thể nói, do ảnh hưởng của dịch Covid, tình hình sản xuất, xuất khẩu ngành dệt may vẫn gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt đơn hàng xuất khẩu.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 7 tháng ước đạt 16,18 tỷ USD, giảm 12,1%; xơ, sợi dệt các loại giảm 20,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Đáng chú ý, tính đến tháng 7, nhiều doanh nghiệp dệt may gần như chưa có đơn hàng cho 2 quý cuối năm cho các sản phẩm có giá trị cao như veston, sơ mi cao cấp, trong khi mặt hàng khẩu trang và đồ bảo hộ được coi là "cứu cánh" cho nhiều doanh nghiệp may trong quý 2 thì hiện tại giá đã giảm mạnh do dư thừa nguồn cung trên toàn thế giới.

Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) dự báo, xuất khẩu dệt may của Việt Nam 6 tháng cuối năm tiếp tục giảm khoảng từ 14-18% so với cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm khoảng 32,75 tỷ USD, giảm khoảng 16% so với năm 2019.

Ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Vinatex phân tích, hành vi tiêu dùng sau đại dịch Covid-19 đã thay đổi đáng kể. Các khảo sát gần đây trên cả thị trường quốc tế (do Deloitte thực hiện) và trong nước (do Tập đoàn thực hiện) đều cho chung một nhận định là ưu tiên về dược phẩm, thực phẩm và gửi tiền tiết kiệm là những ưu tiên hàng đầu của mọi người.

Quần áo tuy vẫn có vị trí thứ 4 trong danh mục ưu tiên nhưng sau tiết kiệm, do đó ngân sách dành cho hàng may mặc rất hạn chế. Xu thế tiêu dùng ít đi, sử dụng các mặt hàng cơ bản nhiều hơn, hạn mức mua sắm thấp đi,… sẽ chi phối thị trường thời trang trong thời gian tới.

Việc tổng cầu giảm sẽ đẩy cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia sản xuất dệt may trở nên khốc liệt hơn, giá thấp hơn, áp lực của người mua lớn hơn.

"Đặc biệt là trong 6 tháng đầu năm vừa qua, do Việt Nam không bị ngừng sản xuất như Trung Quốc hay Bangladesh vì cách ly xã hội, nhờ đó thị phần của dệt may Việt Nam tại Mỹ và EU đã tăng lên. Cuộc chiến giành lại thị phần sẽ diễn ra gay gắt trong thời gian tới", lãnh đạo Vinatex nhấn mạnh.

Dù cho rằng tình hình thị trường của tất cả các sản phẩm trong chuỗi cung ứng dệt may đều khó khăn, song theo ông Lê Tiến Trường những sản phẩm cơ bản sẽ có nhu cầu cao hơn.

Vì vậy, các đơn vị thành viên Tập đoàn cần triển khai giải pháp để có thể phục vụ được các mặt hàng cơ bản cho khách hàng và chấp nhận phương án sản xuất linh hoạt, không chuyên môn hóa trong ngắn hạn; tiếp tục tập trung tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh; chấp nhận cạnh tranh và sản xuất trong điều kiện khó khăn để duy trì hệ thống.

Bộ Công Thương nhìn nhận, nửa cuối năm doanh nghiệp dệt may cần bù đắp sự thiếu hụt đơn hàng xuất khẩu bằng cách đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa; đồng thời tối thiểu hóa sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận bằng việc quản trị chi phí sản xuất, giữ vững chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần bố trí lại lực lượng sản xuất, xác định lực lượng lao động chủ lực cần duy trì việc làm và thu nhập để người lao động đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn khi thị trường chưa hồi phục.

Ở góc độ thúc đẩy khai thác thị trường nội địa, ông Lê Tiến Trường nhấn mạnh: "Mặc dù quy mô của thị trường nội địa nhỏ (chỉ chiếm 10% đối với năng lực của ngành), do đó không thể là giải pháp cho giải quyết việc làm. Tuy nhiên, thị trường nội địa vẫn cần được quan tâm như là một giải pháp cho tâm lý người lao động, khích lệ tinh thần sử dụng hàng Việt Nam".

分享到: