【corinthians vs】Ưu tiên nguồn lực xử lý 63 khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm ở ĐBSCL
Đây là thông tin được Bộ NN-PTNT báo cáo tại buổi làm việc chuyên đề về sụt lún,ƯutiênnguồnlựcxửlýkhuvựcsạtlởđặcbiệtnguyhiểmởĐcorinthians vs sạt lở, ngập lụt vùng ĐBSCL diễn ra tại TP.Cần Thơ vào chiều 12/8, do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì. Cùng dự còn có lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư, lãnh đạo 13 tỉnh, thành ĐBSCL, các chuyên gia về khoa học thủy lợi, biến đổi khí hậu…
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi đời sống người dân vùng sạt lở ở TX.Tân Châu, An Giang
Để phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển ở ĐBSCL, từ năm 2016 đến nay, T.Ư đã đầu tư và có kế hoạch đầu tư 16.223 tỉ đồng để xây dựng 218 công trình kè chống sạt lở, với chiều dài 324 km; trong đó đã xây dựng hoàn thành 190 công trình/246 km/11.453 tỉ đồng.
Tổng hợp từ các địa phương ĐBSCL, Bộ NN-PTNT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng đề án tổng thể về phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển khu vực ĐBSCL, trong đó có các giải pháp và nguồn lực để thực hiện. Trước mắt, bố trí kinh phí cho 63 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm, tổng chiều dài 274 km cần xử lý ngay, với kinh phí khoảng 13.648 tỉ đồng.
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng thống nhất ưu tiên nguồn lực để xử lý 63 khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm ảnh hưởng đến người dân và cơ sở hạ tầng quan trọng ở ĐBSCL. Đồng thời, yêu cầu các địa phương cần triển khai đồng bộ, quyết liệt những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Trước mắt, hỗ trợ ổn định đời sống cho các hộ dân khu vực đang bị sạt lở. Chủ động di dời ngay các hộ dân ở khu vực nguy cơ cao xảy ra sạt lở, tránh để bị động, bất ngờ dẫn tới thiệt hại tính mạng của người dân khi xảy ra sạt lở...
Về lâu dài, Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT chủ trì, phối hợp Bộ KH-CN, Bộ TN-MT tiếp tục nghiên cứu, xác định cụ thể nguyên nhân dẫn tới tình trạng sụt lún, sạt lở, ngập úng, xâm thực bờ biển, suy thoái rừng ngập mặn. Cùng với đó, làm tốt công tác quy hoạch; kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng công trình, nhà cửa ven sông, ven biển có nguy cơ rủi ro; chủ động sắp xếp, di dời dân cư, nhất là khu vực có nguy cơ sạt lở cao; quản lý việc khai thác cát, khai thác nước ngầm, rừng ngập mặn chặt chẽ, bền vững hơn.
Sáng cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính đi khảo sát tình hình sạt lở, bờ sông tại 4 tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long. Tại An Giang, Thủ tướng khảo sát tuyến kè bảo vệ khu dân cư xã Châu Phong, TX.Tân Châu và công trình cầu Châu Đốc bắc qua sông Hậu, nối liền TP.Châu Đốc và TX.Tân Châu. Sau khi khảo sát, Thủ tướng đến thăm hỏi công việc, đời sống sinh hoạt của các công nhân xây dựng và người dân khu vực sạt lở xã Châu Phong./.
Theo Thanh niên
相关推荐
- Dự báo thời tiết 23/7: Miền Bắc nắng nóng trở lại, Trung và Nam Bộ mưa to
- Lộ diện 20 người đẹp vào chung kết Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam 2023
- Danh ca Ngọc Sơn làm trưởng ban giám khảo chấm hoa hậu
- Tranh cãi chuyện fan phải trả 50 USD để chụp ảnh với Hoa hậu Hòa bình Quốc tế
- Bộ Nội vụ: Dành 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản để thu hút nhân tài
- Victoria's Secret Fashion Show trở lại vào cuối năm 2023
- Hoa hậu Việt Nam 2022 Thanh Thủy: 'Tôi chưa có bạn trai'
- Những mỹ nhân Việt gây tiếc nuối khi 'trắng tay' tại Miss Universe