88Point88Point

【kết quả bóng đá net.com】Chứng khoán 24/1: Hàng trăm tỷ đồng không đẩy nổi giá BID

chung khoan 241

Nhà đầu tư đã đẩy mạnh mua vào hôm nay và không còn dấu hiệu gì của tâm lý nghỉ tết nữa.

Vốn hóa BIDV 52,ứngkhoánHàngtrămtỷđồngkhôngđẩynổigiákết quả bóng đá net.com85 ngàn tỷ đồng

Chốt phiên giao dịch đầu tiên, BID dừng ở mức 18.800 đồng/cổ phiếu, chỉ tăng được 0,53% so với giá tham chiếu. Do biên độ dao động trong ngày chào sàn ở HSX lên tới +/-20% nên giá cao nhất BID có thể đạt tới là 22.400 đồng. Mức giá chào sàn 18.700 đồng có hợp lý hay không sẽ còn nhiều tranh cãi, nhưng chí ít thị trường hôm nay thể hiện rằng, mức giá đó là tương đối phù hợp trong ngắn hạn.

BID lên sàn nhóm cổ phiếu ngân hàng sẽ được bổ sung một cổ phiếu vốn hóa tương đối lớn. Về mặt vốn hóa, theo giá hôm nay thì BID vẫn nhỏ hơn VCB và CTG. Tuy nhiên do CTG chưa niêm yết phần vốn nhà nước nên BID nằm trong số 6 cổ phiếu ảnh hưởng lớn nhất tới thị trường, mặc dù hôm nay biến động giá của BID vẫn chưa được tính vào VN-Index.

Nếu nhìn từ góc độ của phiên chào sàn, thì giá tăng dù nhẹ cũng là thành công. Nhưng nếu nhìn vào kỳ vọng thì BID đã gây thất vọng trong hôm nay.

Đầu tiên là thời điểm chọn lựa lên sàn của BID được xem là khôn ngoan, khi thị trường chung đang trong xu thế tăng. Ít nhiều giá cổ phiếu này cũng sẽ được hưởng lợi. Thứ hai là BID lên sàn trong lúc khả năng mở room đang dần hiện thực. Thứ ba, dòng vốn nước ngoài đang chảy vào thị trường với cường độ cao, trong đó có giao dịch mua của quỹ ETF. Với một cổ phiếu có vốn hóa cao như BID, các quỹ mô phỏng chỉ số sẽ buộc phải mua để bám sát biến động thị trường. Thứ tư, BID “ém” khá nhiều thông tin, chẳng hạn khả năng bán 20% vốn cho đối tác chiến lược nước ngoài.

Cộng hưởng những lợi thế đó, đã có nhiều phân tích dự đoán ảnh hưởng tích cực của BID tới thị trường cũng như nhóm cổ phiếu ngân hàng.

BID hôm nay giao dịch rất mạnh, nhưng không phải mạnh về giá. Tổng quy mô khớp lệnh lên tới gần 159,1 tỷ đồng với 8,42 triệu cổ phiếu. BID đứng đầu thị trường về thanh khoản. Nhà đầu tư nước ngoài cũng có mua vào 280.910 cổ phiếu. Mức mua này là quá nhỏ so với kỳ vọng và cũng không thể tác động được đến giá.

Trong phiên, BID được những tổ chức đầu tư trong nước tạo sóng khá mạnh. Đầu phiên, đã có gần 1,62 triệu cổ phiếu khớp ngay lúc mở cửa, giá được đẩy lên 19.000 đồng, tương đương tăng 1,6% so với tham chiếu. Giá tốt nhất BID đạt được là 19.500 đồng, tức tăng khoảng 4,28%. Tuy mức tăng này vẫn còn nhỏ so với biên độ cho phép, nhưng cũng là mức tăng đáng chú ý trong nhóm blue-chips.

Điều đáng tiếc ở BID là giá đã không thể duy trì được mức tăng mạnh mẽ trong suốt cả phiên giao dịch. Với khối lượng giao dịch tới 8,42 triệu cổ phiếu mà giá rốt cục chỉ đạt mức tăng 0,53% thì có thể hiểu rằng, số lớn nhà đầu tư đã xả BID ngay trong ngày giao dịch đầu tiên.

Quả thực sau vài phút đầu phiên, BID không thể nào vượt được mức 19.000 đồng. Nhà đầu tư nước ngoài cũng đóng băng giao dịch ngay lập tức.

Nếu so sánh các yếu tố cơ bản của BID và VCB, CTG, MBB hay STB thì BID cũng không hấp dẫn hơn: Chỉ số giá trên thu nhập (P/E) khoảng 13,43 lần, chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) khoảng 0,8%, lợi nhuận trên vốn (ROE) khoảng 12,4%. Việc BID bị xả hàng khá mạnh hôm nay thậm chí còn tác động xấu đến các cổ phiếu ngân hàng.

CTG đóng cửa phiên hôm nay giảm 1,17%, VCB giảm 1,37%, STB giảm 3,35%, EIB giảm 1,46%, MBB đứng tham chiếu.

Phải nhấn mạnh rằng trong khi hàng loạt blue-chips cơ bản khác tăng giá tốt hôm nay thì việc thanh khoản cao, giá biến động yếu của BID nói riêng và các mã ngân hàng nói chung thể hiện sự tính toán của nhà đầu tư. Rõ ràng khả năng sinh lời của nhóm cổ phiếu ngân hàng thua xa những cổ phiếu cơ bản khác, ít nhất là trong ngắn hạn.

Top giao dịch NĐTNN

top 5 gdndtnn

Blue-chips phân hóa, cổ phiếu hết room lên ngôi

VN-Index đóng cửa phiên cuối tuần tăng 1,2% so với tham chiếu. Mức tăng này chủ yếu nhờ sức đẩy của GAS tăng 4,64%, VIC tăng 1,32%, MSN tăng 3,19%, VNM tăng 0,71%. Các mã vốn hóa rất lớn này đã giúp điểm số có được bước nhảy mạnh nhất trong 4 phiên gần đây.

Tuy nhiên thực tế khá nhiều blue-chips đã điều chỉnh giảm hôm nay. Riêng trong nhóm HSX30, ngoài các mã ngân hàng, còn có DPM giảm 0,22%, GMD giảm 0,57%, HPG giảm 1,69%, KDC giảm 2,61%, OGC giảm 1,74%, PPC giảm 0,38%. HSX30-Index chỉ tăng được 0,21%, yếu hơn rất nhiều so với VN-Index.

Các cổ phiếu blue-chips đã có biến động giá khác biệt lớn. Những mã giảm thì giảm mạnh, trong khi các mã tăng lại tăng rất tốt. Đáng chú ý nhất là những cổ phiếu hết room được giao dịch cực khỏe. SSI tăng 4,76%, FPT tăng 2,75%, REE tăng 2,41%, DHG tăng 1,71%...

Các cổ phiếu đạt giao dịch ấn tượng nhất hôm nay ở cả hai sàn đều thuộc về nhóm blue-chips. Trên HSX, các giá trị giao dịch cao nhất thuộc về SSI, HAG, REE, GAS, FPT, HPG, VNM, BVH… Trên HNX là PVS, VND, VCG, PVX, BVS.

Một trong những trợ lực quan trọng của phiên hôm nay là dòng vốn mua vào của nhà đầu tư nước ngoài đã phục hồi trở lại. Sau phiên hôm qua giảm mua đáng kể, hôm nay tổng giá trị tiền bỏ ra mua của khối này trên HSX đã tăng gần 62% và trên HNX tăng 35%. Tổng giá trị mua khớp lệnh ở hai sàn đạt 250,5 tỷ đồng, tăng 59% so với hôm qua.

Giao dịch của khối ngoại phục hồi mạnh làm giảm đi lo ngại về sự thiếu hụt dòng tiền trên thị trường dịp gần tết. Thực tế tổng giá trị khớp lệnh thị trường phiên này đã tăng gần 36%, đạt 1.837,5 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài đã quay lại mua nhiều với BVH, DRC, HAG, HSG, MSN, PPC, VCB, GAS. Trên HNX, các giao dịch mua khá lớn xuất hiện tại PVS, VND, SHB, VG và KLS.

chung khoan 24.1

Khánh Nhi

赞(45931)
未经允许不得转载:>88Point » 【kết quả bóng đá net.com】Chứng khoán 24/1: Hàng trăm tỷ đồng không đẩy nổi giá BID