Nhiều ngân hàng tỷ lệ nợ xấu giảm nhưng giá trị trong nhóm nợ xấu lại tăng nên không thể chủ quan. Ảnh: ST. |
Mảng “xám” nợ xấu
Theậncảnhnợxấumộtsốngânhàkq j leagueo báo cáo tổng kết của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến cuối tháng 12/2018, toàn hệ thống đã xử lý được 149,22 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống tổ chức tín dụng là 1,89%, giảm so với mức 2,46% cuối năm 2016 và mức 1,99% cuối năm 2017. Trong khi đó, báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (NFSC) đánh giá, chất lượng tài sản của hệ thống định chế tài chính được cải thiện; tỷ lệ nợ xấu của tổ chức tín dụng khoảng 2,4% (năm 2017 khoảng 2,5%). Đây đều là những con số khả quan, cho thấy “bức tranh” nợ xấu đã sáng hơn, nhất là trên nền một năm kinh doanh thắng lợi của ngành ngân hàng.
Tuy nhiên, nếu “mổ xẻ” từng ngân hàng, thì “bức tranh” ấy vẫn có những mảng xám, đặt ra không ít lo ngại về sự lan truyền mang tính dây chuyền cho toàn hệ thống. Cụ thể, một số ngân hàng đã có tỷ lệ nợ xấu vượt quy định 3% của NHNN. Tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank), tổng thu nhập hoạt động tăng 24,2%, nhưng chi phí dự phòng tăng mạnh 40,6% dẫn đến tăng trưởng lợi nhuận ròng chỉ đạt 14,2% so với năm trước. Chi phí dự phòng của VPBank tăng cao do tỷ lệ nợ xấu đã tăng từ 3,4% vào cuối 2017 lên 3,5% vào cuối 2018, tăng hơn 1.566 tỷ đồng lên 7.766 tỷ đồng; do đó, tỷ lệ xóa nợ tăng mạnh từ 4% của dư nợ cho vay trung bình trong năm 2017 lên 5,4% trong năm 2018.
Tương tự, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) cũng có số nợ xấu tăng mạnh. Theo đó, tính đến 31/12/2018, nợ nhóm 3,4,5 (nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn) của MSB tăng từ trên 805 tỷ đồng hồi cuối năm 2017 lên trên 1.465 tỷ đồng, chiếm gần 3,01% tổng dư nợ, tăng cao so với mức 2,23% của năm 2017. Đặc biệt, nếu chỉ xét riêng nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) trong năm 2018 của MSB thì đã tăng từ 640,331 tỷ đồng từ cuối năm 2017 lên tới trên 1.242,5 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi.
Ngoài ra, một số ngân hàng cũng tăng nhẹ tỷ lệ nợ xấu. Tiêu biểu như Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), tỷ lệ nợ xấu tăng nhẹ từ 1,2% vào cuối năm 2017 lên 1,3% vào cuối năm 2018. Nhưng mặt tích cực là MB đã tăng cường trích lập dự phòng để cải thiện tỷ lệ dự phòng/nợ xấu từ 95,9% vào cuối năm 2017 lên 113,2% vào cuối năm 2018. Vì thế, chất lượng tài sản của ngân hàng này vẫn được đánh giá ở mức tích cực.
Cùng với những ngân hàng nêu trên, một số ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu đáng chú ý có thể kể đến như: PGBank (2,96%), SHB (2,4%), VIB (2,52%), OCB (2,29%), Saigonbank (2,19%)… Đặc biệt, nợ xấu không có sự phân hóa dù là ngân hàng lớn hay ngân hàng nhỏ, nhiều ngân hàng tỷ lệ nợ xấu giảm nhưng giá trị trong nhóm nợ xấu lại tăng nên cũng không thể chủ quan.
Cần chung sức
Nhưng cùng với nhưng con số tăng đáng lo ngại trên, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín (Sacombank) có lẽ là “tấm gương” sáng về việc xử lý hiệu quả nợ xấu. Bởi quy mô nợ xấu của Sacombank đã giảm từ mức gần 20.000 tỷ đồng năm 2016 xuống mức hơn 5.000 tỷ đồng vào cuối năm 2018, nghĩa là ngân hàng này đã kéo được tỷ lệ nợ xuống chỉ còn 2,1%. Trong đó, so với cuối năm 2017, nợ nhóm 3 giảm 87%, nợ nhóm 4 giảm 50%, nhóm 5 giảm 41%. Ngoài ra, có nhiều ngân hàng cũng có tỷ lệ nợ xấu giảm so với đầu năm. Trong đó, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất, chỉ chiếm 0,98% tổng dư nợ.
Những kết quả nêu trên cho thấy, nơ xấu vẫn là cuộc chiến còn nhiều điều cần hóa giải, để đưa nợ xấu xuống dưới 2%, đưa nợ xấu tiềm ẩn xuống dưới 5% tổng dư nợ một cách thực chất cho toàn ngành. Theo Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC), từ sau Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội có hiệu lực, kết quả thu hồi nợ của VAMC trong năm 2017 và 2018 đạt 68,103 tỷ đồng, bằng gần một nửa tổng giá trị thu hồi nợ lũy kế từ 2013 đến nay. Ngoài ra, NFSC cũng cho biết, giá trị xử lý nợ xấu năm 2018 tăng khoảng 30% so với năm 2017 (không bao gồm nợ bán cho VAMC); một số ngân hàng thương mại đã tất toán toàn bộ nợ xấu đã bán cho VAMC hoặc chủ động mua lại các khoản nợ đã bán cho VAMC để tự xử lý.
Như vậy, việc xử lý nợ xấu vẫn còn rất nhiều việc phải làm, nhất là khi “bức tranh” nợ xấu vẫn còn những mảng sáng tối đan xen. Do đó, các chuyên gia đưa ra nhận định, các cơ quan quản lý cần phối hợp nhiều giải pháp để chung sức với các ngân hàng trong việc xử lý hiệu quả nợ xấu. Đặc biệt, vấn đề mấu chốt được nhiều chuyên gia mong mỏi là việc xây dựng hoàn chỉnh thị trường mua bán nợ, để mọi hoạt động được công khai, minh bạch, giúp các “món nợ” dù xấu hay không xấu cũng có thể xử lý hiệu quả.