Một cơ sở khai thác dầu tại Cotulla,ádầuBrentvượtngưỡngUSDthùkết quả la liga 2 Texas, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN |
Kết thúc phiên giao dịch này giá dầu Brent tăng 38 xu Mỹ (0,5%) lên 75,19 USD/thùng sau khi chạm mức 76,02 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 10/2018. Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng tăng 23 xu Mỹ (0,3%) lên 73,08 USD/thùng sau khi chạm mức 74,25 USD/thùng, cũng là mức cao nhất kể từ tháng 10/2018.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, dự trữ dầu thô của nước này giảm 7,6 triệu thùng trong tuần trước xuống 459,1 triệu thùng, giảm mạnh hơn nhiều so với mức 3,9 triệu thùng mà các nhà phân tích dự đoán trong cuộc thăm dò của hãng tin Reuters.
Các kho dự trữ tại Cushing, Oklahoma, điểm giao hàng cho dầu thô kỳ hạn của Mỹ, giảm 1,8 triệu thùng xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020. Nhu cầu xăng cũng tăng mạnh hơn trong tuần trước.
Phil Flynn, chuyên gia phân tích cao cấp tại trung tâm Price Futures Group ở Chicago, cho biết, nhu cầu đi lại ngày càng gia tăng rõ rệt khiến giá dầu sẽ tiếp tục tăng. Còn nhà phân tích Louise Dickson của trung tâm Rystad Energy nhận định rằng dự trữ dầu thô của Mỹ giảm sẽ khiến Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia sản xuất dầu liên minh, hay còn gọi là OPEC+ gia tăng sản lượng hơn nữa từ tháng 8/2021. Cuộc họp vào tuần tới (1/7) của OPEC+ dự kiến sẽ là cơ sở cho chính sách và giá dầu trong tương lai.
Các chuyên gia nhận định rằng nhu cầu toàn cầu dự kiến sẽ tăng hơn nữa trong nửa cuối năm, mặc dù OPEC + cũng phải đối mặt với viễn cảnh nguồn cung từ Iran tăng nếu các cuộc đàm phán với các cường quốc trên thế giới dẫn đến việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của Tehran.