Theảmcúmtrongthờitiếtgiaomùanênănloạitráicâynàođểtăngsứcđềkhákết quả bóng đá ngoại nganho BSCK2. Huỳnh Tấn Vũ, BV Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, khi bị cảm cúm hay cúm A, việc bổ sung vitamin C rất cần thiết. Các loại trái cây giàu vitamin C như: Khế, lê, nho, trái cây họ cam quýt, dưa hấu, nho… rất tốt cho cơ thể để đẩy nhanh quá trình phục hồi bệnh.
Trái cây có múi: cam, chanh, bưởi, quýt
Các loại trái cây có múi như cam, chanh, bưởi, quýt chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch, điều trị cảm và ho rất hiệu quả. Các loại trái cây có múi giàu vitamin B, vitamin C, các khoáng chất như kali, chất xơ, carbohydrate rất cần thiết cho người nhiễm cúm, giúp tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống chọi trước sự tấn công của virus. Mặt khác, ăn hoặc uống nước ép các loại trái cây có múi giúp cơ thể người bệnh được bù nước nhanh chóng. Trái cây lại có mùi vị thơm, ngon giúp giảm các cơn đau, rát họng.
Ở những người mắc cúm có triệu chứng ho kéo dài gây tổn thương phổi, đau tức ngực, ăn trái cây có múi có thể hỗ trợ làm dịu phổi; giảm ho, giảm đau họng hiệu quả với nước cam hoặc chanh pha mật ong.
Quả lê
Lê có tác dụng trị ho, tiêu đờm, nhuận phổi, giáng hỏa, sinh tân dịch, dưỡng huyết, chữa khản tiếng... Trong quả lê chứa protein, lipid, cenlulose, canxi, phốt pho, sắt, caroten, vitamin B1, B2, C, đường gluco, axit acetic... Việc ăn lê thường xuyên có tác dụng tốt trong điều trị bệnh cao huyết áp, tim mạch (dẫn tới váng đầu hoa mắt, ù tai), lao phổi, viêm phế quản cấp tính.
Bài thuốc: Lê tươi một quả, xuyên bối mẫu 3 g. Quả lê cắt phần đầu cuống thành cái nắp, bỏ ruột, cho xuyên bối mẫu vào đậy nắp lại, cắm tăm tre cho chặt nắp, đựng vào bát, đem hấp cách thủy 1-2 giờ. Vừa uống nước, vừa ăn thịt lê, mỗi ngày một lần, giúp chữa ho và cảm mạo. Lê có tính hàn nên người bị đau bụng, đi tiêu lỏng không nên dùng. Không ăn lê bị dập nát để tránh mắc bệnh đường ruột.