您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【kết quả giải hạng 1 ba lan】Ngành Thuế thu ngân sách vượt 1,7 triệu tỷ đồng 正文

【kết quả giải hạng 1 ba lan】Ngành Thuế thu ngân sách vượt 1,7 triệu tỷ đồng

时间:2025-01-10 16:37:14 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

61/64 cục thuế hoàn thành, hoàn thành vượt dự toánSáng 19/12, Tổng cục Thuế tổ chức Hội nghị tổng kế kết quả giải hạng 1 ba lan

61/64 cục thuế hoàn thành,ànhThuếthungânsáchvượttriệutỷđồkết quả giải hạng 1 ba lan hoàn thành vượt dự toán

Sáng 19/12, Tổng cục Thuế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thuế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2025; công bố “Cổng thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số”.

Dự và chỉ đạo hội nghị có Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng; Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn và đại diện một số bộ, ngành; hội nghị được tổ chức trực tuyến tại 477 điểm cầu Trụ sở Tổng cục Thuế; 63 cục thuế và 413 chi cục thuế.

Thu ngân sách nội địa ngành Thuế quản lý lần đầu tiên vượt 1,7 triệu tỷ đồng
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đến dự hội nghị. Ảnh: Đức Minh

Năm 2024, ngành Thuế triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác thuế trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới, trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Xung đột leo thang ở một số quốc gia, khu vực; giá xăng dầu, hàng hóa cơ bản, cước vận tải biến động mạnh; kinh tế, thương mại phục hồi chậm; tổng cầu, đầu tư toàn cầu sụt giảm; tỷ giá, lãi suất biến động khó lường.

Trong nước, tình hình kinh tế tiếp tục ổn định, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm; thị trường tiền tệ, tỷ giá cơ bản ổn định. Tuy nhiên, tổng cầu tiêu dùng phục hồi chậm, áp lực lạm phát gia tăng do biến động tăng của giá điện, tiền lương cùng với biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp, đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng của cơn bão số 3 (bão Yagi) tại một số địa phương phía Bắc, đã tạo sức ép rất lớn trong công tác thu ngân sách.

Trong bối cảnh đó, với quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách năm 2024 ở mức cao nhất, Tổng cục Thuế đã bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính, khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thu, chống thất thu ngân sách nhà nước (NSNN) mà trọng tâm là chuyển đổi số, hiện đại hóa công tác quản lý thuế.

Thu ngân sách nội địa ngành Thuế quản lý lần đầu tiên vượt 1,7 triệu tỷ đồng
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn và các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Đức Minh

Với việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu, tổng thu NSNN năm 2024 do toàn ngành Thuế quản lý ước đạt 1.709.800 tỷ đồng, bằng 115% dự toán, bằng 112,3% so với thực hiện năm 2023. Trong đó: Thu dầu thô ước đạt 58.100 tỷ đồng bằng 126,3% dự toán, bằng 93,8 % cùng kỳ. Thu nội địa ước đạt 1.651.700 tỷ đồng, bằng 114,7% dự toán, bằng 113% so cùng kỳ.

Tính theo chỉ tiêu thu, có 19/20 khoản thu, sắc thuế hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán; có 16/20 khoản thu, sắc thuế có mức tăng trưởng so cùng kỳ. Tính theo địa bàn thu, có 60/63 địa phương và 61/64 cục thuế đánh giá hoàn thành và hoàn thành vượt mức dự toán; còn 3/63 địa phương đánh giá không hoàn thành. Có 53/63 địa phương có tăng trưởng thu, một số địa phương tăng trưởng cao trên 15%.

Có được kết quả trên, cơ quan thuế các cấp triển khai thực hiện tốt các chức năng quản lý thuế, trong đó chú trọng tuyên truyền các chính sách thuế mới, đẩy nhanh tiến độ, chất lượng thanh tra, kiểm tra, chống thất thu NSNN, kiểm soát chặt chẽ hoàn thuế giá trị gia tăng, tăng cường thu hồi nợ đọng. Đồng thời tập trung cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật về thuế, tạo thuận lợi giúp người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần tăng thu NSNN.

Không chỉ dừng lại ở việc hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách, năm 2024, với tinh thần luôn sẵn sàng đồng hành cùng doanh nghiệp và người nộp thuế vượt qua khó khăn, trước những ảnh hưởng nghiêm trọng của thiên tai, dịch bệnh, ngành Thuế đã kịp thời đề xuất, báo cáo Bộ Tài chính trình Chính phủ, Quốc hội ban hành nhiều giải pháp về thuế; đồng thời chỉ đạo cơ quan thuế các cấp đẩy mạnh việc triển khai nhiều chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, tiền thuê đất cho doanh nghiệp và người dân.

Ước quy mô các gói chính sách giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất trong năm 2024 ước gần 191 nghìn tỷ đồng (trong đó: số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn là khoảng 95 nghìn tỷ đồng; số tiền thuế, phí, lệ phí được giảm khoảng 96 nghìn tỷ đồng).

Thực hiện đồng bộ giải pháp quản lý thuế đi đôi với sắp xếp tinh gọn bộ máy

Năm 2025, ngành Thuế được Quốc hội giao nhiệm vụ thu ngân sách là 1.719.556 tỷ đồng. Trong đó: Thu dầu thô là 53.200 tỷ đồng; thu nội địa là 1.666.356 tỷ đồng. Để hoàn thành mục tiêu đề ra, ngành Thuế tiếp tục theo dõi sát tình hình thực tế để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hỗ trợ người nộp thuế phù hợp với diễn biến kinh tế thế giới và trong nước; đồng thời tập trung triển khai kịp thời, hiệu quả các giải pháp này nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi sản xuất kinh doanh, tạo đà phát triển kinh tế, nuôi dưỡng nguồn thu.

Thu ngân sách nội địa ngành Thuế quản lý lần đầu tiên vượt 1,7 triệu tỷ đồng
Ban lãnh đạo Tổng cục Thuế tặng hoa chúc mừng Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng. Ảnh: Đức Minh

Cùng với đó, ngành Thuế triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế, chú trọng cải thiện chất lượng tăng trưởng, bảo đảm phát triển bền vững.

Ngành Thuế tiếp tục thực hiện chương trình xây dựng chính sách pháp luật về thuế. Nhanh chóng triển khai các văn bản và chính sách pháp luật vào thực tiễn, đảm bảo tính kịp thời và phù hợp với nhu cầu xã hội. Song song với đó, tập trung xây dựng và nâng cấp các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý thuế, tạo điều kiện thuận lợi để triển khai các quy định mới một cách đồng bộ, hiệu quả.

Bên cạnh việc thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý thuế, ngành Thuế tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao tinh thần, thái độ, trách nhiệm phục vụ người dân và doanh nghiệp và thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng, tiết kiệm chống lãng phí, tiêu cực.

Tiếp tục đẩy mạnh tiến trình cải cách hiện đại hoá công tác thuế theo đúng lộ trình đã được Thủ tướng Chính phủ giao. Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế, hướng tới xây dựng ngành Thuế hiện đại, minh bạch, hiệu quả, nâng cao năng lực quản lý, đáp ứng các yêu cầu phát triển của nền kinh tế số và hội nhập quốc tế.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và chỉ đạo của Bộ Tài chính trong công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, ngành Thuế tiếp tục kiện toàn, tinh gọn bộ máy cơ quan thuế các cấp đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, thông suốt, đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa ngành Thuế. Chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức thuế đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế.

Thu ngân sách nội địa ngành Thuế quản lý lần đầu tiên vượt 1,7 triệu tỷ đồng
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng tặng hoa chúc mừng ngành Thuế. Ảnh: Đức Minh

Một trong những nhóm giải pháp trọng tâm nhất được người đứng đầu ngành Thuế giao cho toàn ngành là: Tập trung theo dõi chặt chẽ tiến độ thu, đánh giá, phân tích cụ thể từng địa bàn, từng khu vực thu, sắc thuế để có phương án chỉ đạo, điều hành thu kịp thời, dự báo thu hàng tháng, quý sát đúng với thực tế phát sinh.

Rà soát, xác định chính xác những nguồn thu còn tiềm năng, những lĩnh vực, loại thuế còn thất thu, nghiên cứu mở rộng cơ sở thuế, đối với các hoạt động kinh tế mới (kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế đêm, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh…) để kịp thời đề xuất các giải pháp về chính sách và quản lý thu hiệu quả.

Song song với đó, tiếp tục rà soát, đánh giá mức độ hiệu quả của việc triển khai các giải pháp hỗ trợ về thuế theo các Nghị quyết của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ trong năm 2024. Nghiên cứu, tham mưu đề xuất các giải pháp hiệu quả hơn nữa cả về chính sách thuế và công tác quản lý thuế để hỗ trợ người nộp thuế vượt qua khó khăn, giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực tập trung hồi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề cho tăng thu bền vững cho NSNN, đáp ứng nhu cầu nguồn lực tài chính cho Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội./.