【ket qua aston】Khó giải bài toán ô nhiễm không khí
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ,ảibitonnhiễket qua aston Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
Ô nhiễm khói bụi ở Lahore, Pakistan. Ảnh: FREEPIK
Theo kết quả một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố, hơn 7% số ca tử vong ở 10 thành phố lớn nhất Ấn Độ có liên quan đến ô nhiễm không khí. Nhóm nghiên cứu đã tập trung đánh giá mức độ gây ung thư của các vi hạt, thường được biết đến là bụi mịn PM2.5, trong không khí ở các thành phố như Bengaluru, New Delhi, Mumbai… tại Ấn Độ. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại New Delhi hiện đang “rất xấu”, khiến thành phố này nằm trong số những nơi ô nhiễm nhất thế giới.
Mùa lễ hội tại Ấn Độ đang làm tình hình trầm trọng thêm, khi chất lượng không khí ngày 29-10 vừa qua ở mức “rất kém”, với chỉ số 273, cao gấp 18 lần mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Bụi mịn PM 2.5, một trong những yếu tố nguy hại nhất, có thể thâm nhập sâu vào phổi và gây ra nhiều bệnh lý.
Kết quả cho thấy, có hơn 33.000 ca tử vong/năm tại nước này, có thể do phơi nhiễm PM2.5 cao hơn mức khuyến nghị của WHO. Trong đó, thủ đô Delhi là nơi bị ảnh hưởng lớn nhất.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí ở Ấn Độ, tuy nhiên có mấy nguyên nhân chính là đốt đồng làm ruộng rẫy; sử dụng nhiều chất đốt bằng than, gỗ; mật độ dân số quá dày ở các đô thị, chất thải do khói bụi từ các phương tiện giao thông gây ra và nhiều hoạt động lễ hội trong năm.
Các nhà nghiên cứu kêu gọi Ấn Độ siết chặt tiêu chuẩn chất lượng không khí, đồng thời áp dụng khẩn cấp các phương pháp kiểm soát ô nhiễm.
Cùng với ô nhiễm không khí, nước sông Yamuna - một trong những con sông linh thiêng nhất Ấn Độ tại thủ đô New Delhi, hiện bị bao phủ bởi lớp bọt trắng độc hại do ô nhiễm từ các khu công nghiệp. Dòng sông cung cấp hơn nửa lượng nước cho thủ đô Ấn Độ, đang trở thành mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng cho cư dân thành phố.
Mùa Đông đã trở thành mùa báo động về sức khỏe tại thủ đô với dân số hơn 20 triệu người. Năm 2024, tình trạng ô nhiễm tại thành phố này được dự báo sẽ nghiêm trọng hơn khi lễ hội Chhath Puja và Diwali. Các giải pháp tạm thời như dừng các công trình xây dựng, hạn chế xe chạy bằng dầu diesel và sử dụng thiết bị chống khói mù đã được triển khai, nhưng ô nhiễm môi trường vẫn là một bài toán nan giải, đặc biệt khi các khu vực nông nghiệp lân cận vẫn tiếp tục đốt rơm rạ sau thu hoạch, làm gia tăng mức độ khói bụi trong không khí.
Cùng cảnh ngộ ô nhiễm trên, Pakistan một nước láng giềng của Ấn cũng bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Các quận Lahore, Multan, Faisalabad và Gujranwala đã chứng kiến sự gia tăng chưa từng có về số trường hợp mắc các bệnh về đường hô hấp, kích ứng mắt và họng, bệnh đau mắt đỏ.
Lahore - thành phố 14 triệu dân với nhiều nhà máy nằm tại biên giới với Ấn Độ thường xuyên trong danh sách những thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Chỉ riêng ngày 12-11, đã có đến 900 người nhập viện cấp cứu vì vấn đề hô hấp do ô nhiễm không khí.
Chính quyền ở nhiều tỉnh thuộc Pakistan đã ban bố khẩn cấp những quy định liên quan. Ngoài quy định bắt buộc đeo khẩu trang, một số thành phố thuộc Pakistan đã có những điều chỉnh về giờ học dự kiến kéo dài đến tháng 1-2025 cũng như dừng hẳn các hoạt động ngoài trời.
Giới quan sát nhận định, bài toán ô nhiễm không khí ở Ấn Độ, Pakistan khó có thể tìm ra lời giải trong thời gian ngắn.
Ấn Độ đã áp dụng các biện pháp mạnh tay, bao gồm cấm xe diesel và dừng hoạt động xây dựng, trường học chuyển sang dạy học trực tuyến, ngoại trừ học sinh lớp 10 và 12, các văn phòng chính phủ và tư nhân được khuyến nghị cho nhân viên làm việc từ xa. Ngoài ra, các biện pháp như phun nước khử bụi, triển khai xe quét cơ giới và tăng cường giám sát giao thông cũng được thực hiện để đối phó với tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng. |
HN tổng hợp
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/012d799679.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。