【vua phá lưới ligue 1】Đồng bolivar và bi kịch của tỷ giá hối đoái
Từ năm 1980,Đồngbolivarvàbikịchcủatỷgiáhốiđoávua phá lưới ligue 1 Venezuela đã áp dụng tỷ giá hối đoái cố định và ngay cả khi cố Tổng thống Hugo Chávez - lên cầm quyền từ năm 1998 - tiến hành nhiều cải tổ sâu rộng thì chính sách trên vẫn được duy trì bất chấp nhiều bất cập.
Từ năm 2014, Caracas đã phải áp dụng tỷ giá hối đoái kép nhưng vẫn không ngăn chặn được sự phát triển của thị trường đen với giá USD gấp nhiều lần tỷ giá chính thức.
Tháng Hai vừa qua, Chính phủ Venezuela lại tiến hành cải cách hệ thống hối đoái quy định tới ba loại tỷ giá chính thức: gồm hai mức ưu đãi là Cencoex (6,3 bolivar = 1 USD, dành cho nhu yếu phẩm do doanh nghiệp nhà nước nhập khẩu) và SICAD (khởi điểm là 12 bolivar = 1 USD sau đó sẽ điều chỉnh dần) và tỷ giá tự do SIMADI (khởi điểm 170 bolivar = 1 USD) nhằm “cạnh tranh” với thị trường chợ đen.
Nhưng nhiều nhà kinh tế cho rằng biện pháp “nửa vời” này không giúp giải quyết cuộc khủng hoảng bùng nổ từ khi giá dầu thô (95% nguồn thu ngoại tệ của Venezuela) lao dốc, và hiện tại giá USD tại chợ đen không hề giảm và đã vượt xa mức 300 bolivar.
Bài viết của Víctor Álvarez trên trang mạng contrapunto.com đã phân tích về thực trạng này: Giá trị đồng tiền phản ánh trạng thái nền kinh tế của một đất nước. Chính vì thế, bên cạnh mức độ dự trữ ngoại tệ, chỗ dựa của một đồng tiền còn phụ thuộc vào quy mô sản xuất, các hoạt động trao đổi thương mại, mức đầu tư trong nước và nước ngoài, cũng như năng suất lao động.
Nhưng chẳng một yếu tố nào trong số trên là điểm tựa cho đồng bolivar. Ngày nay, Venezuela phụ thuộc hơn bao giờ hết vào hoạt động khai thác dầu mỏ và lợi tức của nó.
Việc duy trì trong nhiều năm tỷ giá hối đoái đã kích thích hoạt động nhập khẩu mọi mặt hàng và hủy hoại hoạt động sản xuất trong nước. Thâm hụt nguồn cung luôn được bù đắp bằng lượng hàng hóa nhập khẩu ngày càng lớn và xu thế này làm tăng cao nhu cầu ngoại tệ.
Khi giá dầu thô ở mức cao, Nhà nước Venezuela vẫn có thể chu cấp khá đầy đủ cho những “máy ngốn” ngoại tệ này, nhưng khi giá dầu lao dốc, nguồn dự trữ ngoại tệ cũng nhanh chóng bốc hơi. Như vậy, hai điểm tựa cơ bản nhất cho đồng bolívar - dự trữ ngoại tệ và sản xuất nội địa - đều bị triệt tiêu dần dần, và điều này được phản ánh qua sức mua suy giảm của đồng tiền này.
Chừng nào giá trị của đồng bolivar còn phụ thuộc hoàn toàn vào sự dồi dào hay khan hiếm của các đồng USD dầu mỏ, chừng đó Venezuela không bao giờ có được một đồng tiền thực sự mạnh.
Việc khôi phụ giá trị đồng nội tệ giờ đây đòi hỏi cả một quá trình công nghiệp hóa để tăng tỷ lệ nội địa trong các mặt hàng tiêu thụ, cũng như trong máy móc công nghiệp… Nếu không đạt được điều này, đời sống của người dân Venezuela vẫn sẽ tiếp tục phụ thuộc vào các mặt hàng được nhập khẩu hoàn toàn bằng thu nhập từ bán dầu khí.
Đồng bolivar giờ đây không hoàn thành các chức năng cơ bản của một đơn vị thống kê, một phương tiện thanh toán hay một dự trữ giá trị. Tại Venezuela, ngày càng có nhiều mặt hàng 'neo giá' theo đồng USD và theo đó, ngày càng có nhiều giao dịch mua bán trực tiếp bằng ngoại tệ.
Khi giá trị mỗi đồng bolivar ngày càng trở nên “bèo bọt” với nạn lạm phát phi mã hiện tại và đánh mất hoàn toàn vai trò đơn vị dự trữ giá trị, người dân càng đổ xô đi mua USD trên thị trường chợ đen để bảo vệ nguồn dự trữ của mình, bất kể giá nào, và càng đẩy đất nước vào vòng lạm phát.
Giá đồng USD tại chợ đen không ngừng leo thang đã làm trầm trọng thêm những sai lầm trong chính sách kinh tế của Caracas. Cho tới nay, các biện pháp mà chính phủ áp dụng đã không đem lại kết quả mong muốn: thay vì bóp nghẹt đồng USD phi pháp tại chợ đen, thì các chính sách này lại bóp nghẹt chính đồng bolivar.
Trước thực tế rằng sớm hay muộn, mọi thành phần kinh tế đều phải sử dụng tỷ giá hối đoái tự do Simadi, nguồn cung từ hai tỷ giá ưu đãi Cencoex và Sicad không thể đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ, các quan chức kinh tế luôn tính toán giá bán các mặt hàng phân phối theo hệ thống cửa hàng nhà nước dựa trên giá USD “tự do” (hay là giá chợ đen), và do đó hiệu ứng chống lạm phát của tỷ giá hối đoái cố định đã bị vô hiệu hóa.
Một minh chứng cụ thể: dù luôn được hưởng tỷ giá ưu đãi Cencoex (1 USD = 6,3 bolivar) để nhập khẩu, nhưng ngành lương thực vẫn có tỷ lệ lạm phát chính thức lên tới 102% trong năm 2014, cao hơn nhiều so với mức tăng của “chỉ số giá tiêu dùng” chung là 68%.
Giải pháp của chính phủ là dành riêng các tỷ giá ưu đãi Cencoex và Sicad cho các đơn vị nhập khẩu quốc doanh sẽ phải cạnh tranh với nhập khẩu tư nhân, nhưng doanh nghiệp luôn phải tìm kiếm đồng USD ngày càng đắt đỏ và khan hiếm trên “thị trường tự do”.
Và bất kỳ doanh nghiệp tư nhân nào muốn nhập khẩu các nhu yếu phẩm khan hiếm trên thị trường đều không được tiếp cận nguồn USD từ tỷ giá hối đoái ưu đãi. Chính vì vậy, những nhu cầu ngoại tệ không được thỏa mãn này buộc phải chuyển sang thị trường đen và áp lực tăng dần này càng trở nên trầm trọng hơn với các đợt bơm tiền (bolivar) ồ ạt không tính toán của Ngân hàng trung ương để bù đắt thâm hụt tài chính.
Hàng tỷ bolivar được đổ vào chợ đen để “săn USD”, và nếu vậy vẫn còn là ít, thì giờ đây người dân còn rút các khoản dự trữ bằng bolivar của mình - do lãi suất ngân hàng đối với đồng nội tệ không đủ bù lạm phát - để đổ thêm vào cuộc “truy lùng đồng bạc xanh”.
Bước đi khả thi nhất để giải quyết, hoặc ít nhất làm nhẹ tình trạng này là từ bỏ hệ thống hối đoái đa tỷ giá - chỉ mang lại lợi nhuận cho những kẻ săn lợi tức, đầu cơ và quan chức tham nhũng đang ngày đêm vẽ ra mọi dự án, chương trình để hút nguồn USD rẻ qua tỷ giá ưu đãi Cencoex/Sicad và sau đó bán lại trên thị trường tự do.
Đã tới lúc Venezuela phải xóa bỏ hình thức kích thích méo mó này và thống nhất tỷ giá hối đoái về mức phản ánh đúng năng suất của hệ thống sản xuất quốc gia. Giải pháp này sẽ khuyến khích sản xuất trong nước thay thế nhập khẩu, hỗ trợ tính cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu phi dầu khí, thúc đẩy đầu tư nước ngoài, du lịch quốc tế và hồi vốn dự trữ của công dân Venezuela tại nước ngoài.
Đây cũng là cách tốt nhất để tạo ra nguồn cung ngoại tệ dồi dào hơn bù lại hao hụt từ việc dầu thô sụt giá, phanh lại đà tăng của USD trên thị trường bất hợp pháp và khôi phục giá trị đồng bolivar.
Dưới sức ép siêu lạm phát hiện tại, liệu Caracas có đủ dũng cảm và tỉnh táo để thay đổi một chính sách đã tồn tại hơn 3 thập kỷ qua và vẫn làm lợi đáng kể cho một thiểu số quyền lực?
Lê Hà/TTXVN