当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【thứ hạng của al faisaly】Dân khốn đốn bởi "kênh dẫn dòng"

【thứ hạng của al faisaly】Dân khốn đốn bởi "kênh dẫn dòng"

2025-01-10 00:59:48 [Cúp C1] 来源:88Point

Báo Cà Mau(CMO) Kênh Cột Bườm là đường kênh dẫn nước và lưu thông thuỷ đi vào khu vực sản xuất của hàng trăm hộ dân thuộc ấp Xóm Lớn Trong, xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn. Thời gian gần đây, do công trình thi công tuyến đường trục chính Bắc - Nam Khu kinh tế Năm Căn (giai đoạn 1) đơn vị thi công đã tiến hành ngăn một đoạn kênh để thi công con đường.

Thay vào việc ngăn một đoạn kênh, đơn vị thi công đã mở 1 kênh mới khoảng 200 m gọi là kênh dẫn dòng số 2 để đảm bảo phục vụ nuôi thuỷ sản và đi lại của Nhân dân. Đoạn kênh dẫn dòng này cạn hơn so với kênh Cột Bườm nên khi nước ròng, hơn 20 hộ dân ở phía trong đoạn cuối kênh Cột Bườm không thể xổ nước bắt tôm.

1 trong 2 con đập đã thi công nhằm đắp ngang kênh Cột Bườm để làm lộ trục chính Bắc - Nam Khu kinh tế Năm Căn.

Ông Tư Hoa, nhà ở cuối kênh Cột Bườm, bức xúc: “Trước khi đắp kênh, mỗi con nước ròng thì việc xổ vuông diễn ra thuận lợi. Từ khi công trình ngăn kênh Cột Bườm và đào con kênh dẫn dòng số 2 thì nước không xổ hết khi ròng. Do vậy, nếu người dân nơi đây tranh thủ xổ vuông thì không thể xổ được (vì mực nước chênh lệch không cao), ảnh hưởng lớn đến sản xuất mấy tháng qua”.

Công trình này do Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cà Mau làm chủ đầu tư. Trao đổi với phóng viên Báo Cà Mau, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế Nguyễn Minh Ái cho biết: “Vì vấn đề kỹ thuật nên khi múc một đoạn kênh mới là kênh dẫn dòng số 2 đơn vị thi công phải chừa đáy kênh cạn hơn kênh cũ để tránh sạt lở. Nhưng theo khảo sát trước đó vẫn đảm bảo hoạt động sản xuất và đi lại của Nhân dân khu vực phía cuối kênh Cột Bườm”.

Vấn đề kỹ thuật và khảo sát thì vậy, nhưng thực tế khoảng 11 giờ trưa ngày 31/10, khi con nước phía ngoài kênh Cột Bườm đã ròng sát chỉ còn lòng lạch (vỏ máy bà con vẫn lưu thông) thì đoạn kênh dẫn dòng nối vào phía cuối kênh Cột Bườm đã phơi trơ đáy bùn. Phía bên trong đoạn cuối kênh Cột Buồm vào tới nhà ông Tư Hoa nước vẫn còn ứ đọng với độ sâu hơn 1 m. Chính sự chênh lệch không cao giữa nước dưới kênh và nước trong vuông tôm nên bà con không mở cống xổ vuông.

“Bây giờ mở cống, nước chảy không mạnh thì hiệu quả con nước xổ không cao lắm”, anh Khắc, một hộ dân có vuông nuôi tôm khu vực đoạn cuối kênh Cột Bườm, cho biết.

Anh Thiệp, cũng làm vuông trên đoạn kênh này, cho biết: “Từ vị trí đắp ngang kênh Cột Bườm trở vào cuối kênh có 3 hộ nuôi tôm công nghiệp. Hồi trước khi đắp kênh, nước từ các vuông nuôi công nghiệp chảy ra được đẩy ra xa khu vực phía bên trong nên ít ảnh hưởng việc lấy nước. Giờ thì nước xổ ra vẫn còn ứ lại đến khi nước lớn, lượng nước thải từ các vuông nuôi công nghiệp chảy ngược trở vào cuối kênh làm nhiều hộ không dám mở cống lấy nước”.

Khổ nhất là nhà ông Tư Hoa, nhà đang xây dựng mới, nhiều lần ghe vận chuyển vật liệu xây dựng không thể vượt qua đoạn kênh dẫn dòng số 2 để chuyển vào nhà ông. “Chúng tôi chỉ mong đào sâu thêm đáy kênh dẫn dòng để không xáo trộn cuộc sống, sản xuất”, ông Tư Hoa nói như than.

Theo thông tin từ Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, đoạn kênh dẫn dòng số 2 hoàn thành hồi giữa tháng 5/2019, nghĩa là đã hơn 4 tháng người dân khu vực phía cuối kênh Cột Bườm phải khốn đốn.

Một thông tin khác, tuyến đường trục chính Bắc - Nam Khu kinh tế Năm Căn nằm cách tuyến lộ bê tông hiện hữu đi vào ấp Xóm Lớn Trong hơn 200 m, tuyến đường mới nằm giữa hàng loạt vuông nuôi tôm của người dân. Trong quá trình thi công, đã từng xảy ra sự cố nước tràn qua khuôn đường (bờ bao 2 bên đường để san lấp chân nền), nhà thầu đã tiến hành thoả thuận bồi thường cho người dân.

Khi phóng viên hỏi vì sao không thi công cầu qua đoạn kênh này thay vì ngăn lại, ông Nguyễn Minh Ái cho biết: “Đó là vấn đề kỹ thuật trong xây dựng cầu đường và ngăn vậy sẽ giảm kinh phí”.

Để tạo động lực cho phát triển kinh tế thì việc các công trình, dự án được triển khai trên vùng quê ai cũng phấn khởi và chờ mong hiệu quả. Kể cả những nhà hoạch định chính sách, thiết kế công trình cũng không muốn những tác dụng ngược nảy sinh từ các công trình này. Người dân cũng thế, họ không thể chấp nhận được sự đánh đổi, xáo trộn./.

Phong Phú

(责任编辑:La liga)

推荐文章
热点阅读