【tài xỉu ngoại hạng anh】Bộ Công Thương đề ra 3 nhóm giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu

Ảnh chỉ mang tính minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Xuất khẩu của Việt Nam lần đầu tiên đã vượt mốc 200 tỷ USD vào năm 2017,ộCngThươngđềranhmgiảiphpthcđẩyhoạtđộngxuấtkhẩtài xỉu ngoại hạng anh cao gấp 2,21 lần so với kết quả đạt được năm 2011. Cùng với đó, thị trường xuất khẩu tiếp tục được mở rộng giúp Việt Nam trở thành đối tác của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới.

Dù vậy, những thách thức ngày càng tăng về chủ nghĩa bảo hộ và các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe về An toàn thực phẩm, môi trường, chưa kể những vấn đề về hạ tầng giao thông và logistics ở trong nước đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Đây là một trong những yêu cầu trọng tâm được đặt ra tại "Hội nghị giải pháp tổng thể thúc đấy xuất khẩu" do Bộ Công Thương tổ chức sáng 23/4, tại Hà Nội.

Lo ngại chủ nghĩa bảo hộ

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tính đến hết quý 1/2018, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 54,31 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức tăng ấn tượng khi cùng kỳ năm 2017 xuất khẩu chỉ tăng 12,8% và năm 2016 mức tăng là 6,6%.

Trong quí 1/2018 cũng ghi nhận sự gia tăng cao của nhóm hàng công nghiệp chế biến với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 45,26 tỷ USD, tăng 26,3%, cao gấp hơn 2 lần so với mức tăng của năm 2017 (tăng 12,5%) và cao hơn mức tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước.

Riêng hai mặt hàng điện thoại các loại và máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã đóng góp 18,62 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu. Đây cũng là những mặt hàng có mức tăng trưởng ổn định trong những năm vừa qua và là một trong những động lực tăng trưởng của xuất khẩu.

Tuy nhiên, song song với những thuận lợi, nhiều doanh nghiệp cũng tỏ ra băn khoăn khi nhiều rào cản thương mại mọc lên, gây áp lực cho sức cạnh tranh của nền doanh nghiệp.

Dẫn chứng cho việc này, theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho hay, từ ngày 23/10/2017, EU đã ban hành cảnh báo thẻ vàng (IUU) đối với hải sản khai thác của Việt Nam.

Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng có những quy định về việc các nước xuất khẩu thủy sản (13 loài, trong đó tôm) phải tuân thủ các yêu cầu nhằm chống lại khai thác bất hợp pháp IUU từ ngày 1/1/2018. Song song với đó là các yêu cầu truy nguyên nguồn gốc khiến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam gặp không ít khó khăn.

Còn theo ông Phạm Ngọc Thường, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn, hiện nay phía Trung Quốc đang quản lý chặt vấn đề truy suất nguồn gốc hàng hóa, do đó, không nên giữ quan điểm Trung Quốc là thị trường dễ tính mà phải sản xuất theo đúng quy định kiểm dịch quốc tế, có ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm… để giữ vững thị trường.

Bên cạnh đó, ông Thường cũng kiến nghị các tỉnh thành, địa phương cần điều tiết hợp lý hàng hóa lên cửa khẩu để tránh ùn ứ, gây tắc ngẽn và dư thừa hàng hóa.

“Các Bộ Nông nghiệp, Bộ Công Thương cần sớm xây dựng khu kiểm dịch tại cửa khẩu để giảm thiểu thời gian làm thủ tục thông quan, nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa,” ông Phạm Ngọc Thường cho hay.

Hướng tới xuất khẩu bền vững

Năm 2018, tình hình xuất khẩu được nhận định sẽ tiếp tục có những cơ hội để tăng trưởng khi các cam kết hội nhập được triển khai sâu rộng giúp thuế nhập khẩu có xu hướng giảm sâu.

Cùng với đó, những nỗ lực của Chính phủ, các Bộ, ngành trong cải cách thủ tục hành chính, kiến tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi, thông thoáng, minh bạch, góp phần khơi thông nguồn lực cho sản xuất kinh doanh trong nước cũng sẽ tạo động lực xuất khẩu.

Dù vậy, để hướng tới hoạt động xuất khẩu bền vững, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ ngành địa phương tập trung tái cấu trúc sản xuất nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường.

Đặc biệt, hoạt động sản xuất phải bảo đảm yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trương để khắc phục sản xuất theo phong trào. Đồng thời gắn sản xuất, thu hoạch với chế biến sâu và chú trọng xây dựng thương hiệu.

Phó Thủ tướng lưu ý việc giảm chi phí logistics cho xuất khẩu và phát triển thị trường. Đặc biệt là đẩy mạnh tiến độ để ký kết các hiệp định đã đàm phán song phương như FTA Việt Nam - EU, cũng như nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp để giúp tháo gỡ khó khăn trong tình hình bảo hộ mậu dịch.

Về phía Bộ Công Thương, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng nhấn mạnh đến 3 nhóm giải pháp lớn, cụ thể là tập trung vào đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tăng cường kiểm soát nguồn cung, định hướng sản xuất gắn với tín hiệu thị trường, từng bước nâng cao và ổn định chất lượng nông sản, thủy sản xuất khẩu, đảm bảo đáp ứng các quy định ngày càng khắt khe của các thị trường nhập khẩu...

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh đến việc nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, tăng cường ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại và những biện pháp bảo hộ không phù hợp với cam kết quốc tế.

Ngoài ra, việc hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động xuất khẩu, theo hướng đổi mới công tác thông tin thị trường, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và tháo gỡ khó khăn trong thanh toán, tín dụng, đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất, xuất khẩu cũng cần được đẩy mạnh./.

Theo Đức Duy (Vietnam+)

World Cup
上一篇:Long An: Tập huấn nghiệp vụ về thông tin và truyền thông
下一篇:Hội thảo hướng dẫn Luật Đấu thầu và kinh nghiệm mua sắm thuốc, vật tư y tế