【bongdatruc tuyen】Vị thái sư nào trong sử Việt bị kết tội 'hóa hổ giết vua'?

时间:2025-01-10 01:50:24 来源:88Point
(VTC News) -

Đây là vị trạng nguyên đầu tiên dưới thời Lý,ịtháisưnàotrongsửViệtbịkếttộihóahổgiếbongdatruc tuyen có nhiều công trạng nhưng lại vướng phải vụ án lập mưu giết vua.

Ông chính là thái sư Lê Văn Thịnh. 

Theo sử liệu, Lê Văn Thịnh (1038-1096), là người làng Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Dù xuất thân trong gia đình nông dân, nhưng ông lại là người rất ham học và thông minh. Năm 1075 khi nhà Lý mở khoa thi nho học đầu tiên trong lịch sử, Lê Văn Thịnh tham gia và đỗ đầu. 

Sau khi đỗ đạt ông ra làm quan, trở thành thầy dạy của vua Lý Nhân Tông, rồi được thăng chức Nội cấp sự, Thị lang Bộ Binh. Năm 1084, ông thành công trong việc bàn nghị về việc cương giới với quan nhà Tống, khiến nước này phải trả lại 6 huyện 3 động thuộc châu Quảng Nguyên (nay là phần đất ở phía Tây Bắc tỉnh Cao Bằng mà họ đã chiếm) cho Đại Việt và được phong chức thái sư.

Là người đứng đầu bá quan văn võ thời bấy giờ, thái sư Lê Văn Thịnh đã quân sư cho vua Lý Nhân Tông thực hiện việc đổi mới đất nước như: tổ chức thi tuyển người vào Hàn lâm viện; định các chùa trong nước làm 3 hạng, cho quan văn tham gia vào việc quản lý; định các chức văn võ, quan hầu vua và các chức tạp lưu... Những việc này được cho là đụng chạm đến nhiều nhóm lợi ích trong triều, nên ông bị thù ghét.

Đền thờ thái sư Lê Văn Thịnh tại xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, Bắc Ninh.

Đền thờ thái sư Lê Văn Thịnh tại xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, Bắc Ninh.

Vào đúng lúc đỉnh cao sự nghiệp, ông bị vu tội "hóa hổ giết vua" vào năm 1096. Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép về vụ án này như sau:

"Bấy giờ vua ra hồ Dâm Đàm, ngự trên thuyền nhỏ xem đánh cá. Chợt có mây mù nổi lên, trong đám mù nghe có tiếng thuyền bơi đến, tiếng mái chèo rào rào, vua lấy giáo ném. Chốc lát mây mù tan, thấy trong thuyền có con hổ, mọi người sợ tái mặt, nói: “Việc nguy rồi!”.

Người đánh cá là Mục Thận quăng lưới trùm lên con hổ, thì ra là thái sư Lê Văn Thịnh. Trước đấy Lê Văn Thịnh có gia nô người nước Đại Lý (vùng Vân Nam, Trung Quốc) có phép thuật kỳ lạ, cho nên mượn thuật ấy toan làm chuyện thí nghịch". 

Đánh giá về vụ án này, giới sử học đều cho rằng "hóa hổ giết vua" là chuyện hoang đường, thái sư Lê Văn Thịnh bị oan và là nạn nhân của một âm mưu chính trị nào đó.

Cũng theo truyền thuyết người dân trong làng kể rằng, trong buổi luận tội Lê Văn Thịnh, các quan thù ghét đều đưa ra quan điểm chặt đầu ông. Tội giết vua phải chu di cửu tộc, xưa nay vẫn thế.

Tuy nhiên một vị quan văn đã đặt ra câu hỏi: “Tội giết vua thì chu di cửu tộc, nhưng tội giết thầy thì xử thế nào?”. Vua Lý Nhân Tông nghe thế thì miễn tội chết, cho đi đày ở Thao Giang (vùng đất thuộc Phú Thọ ngày nay).

Các sử gia nhận định, thái sư Lê Văn Thịnh - vị thủ khoa của khoa thi chọn hiền tài đầu tiên của Việt Nam thời Lý, mở đầu cho sự nghiệp khoa cử hơn 900 năm ở nước ta và có nhiều cống hiến lớn lao cho dân tộc. Ông vừa là vị quan đức độ, vừa là nhà ngoại giao xuất chúng, nhà cải cách chính trị, kinh tế đại tài đưa Đại Việt phát triển cường thịnh.

Kim Nhã
推荐内容