Xem lại quá trình thanh kiểm tra
TheụbạohànhtrẻemởmáiấmHoaHồngThanhtranhưngkhôngpháthiệxếp hạng bồ đào nhao ông Đặng Hoa Nam, bạo lực trẻ em đáng lẽ không được phép xảy ra, thế nhưng lại xảy ra tại cơ sở chăm sóc trẻ em ngoài công lập là mái ấm Hoa Hồng.
Điều đáng nói, mái ấm Hoa Hồng được quận 12 cấp phép hoạt động và từng được kiểm tra nhưng không phát hiện tình trạng bạo hành trẻ nhỏ cho đến khi báo chí đưa tin.
Ông Nam cho rằng, TPHCM cần phải xem lại trong quá trình thanh kiểm tra tại thời điểm đó có vi phạm không, có bỏ lọt không, nếu có phát hiện sai mà bỏ lọt thì đoàn thanh tra phải chịu trách nhiệm.
“Việc tiếp nhận trẻ đều có quy trình, phải xem lại những đứa trẻ khi đưa vào mái ấm Hoa Hồng có danh sách, hồ sơ báo cáo quận không... Phải xem lại “hổng” ở đâu để xử lý trách nhiệm ở đó”, ông Nam nói thêm.
Sau khi vụ bạo lực trẻ nhỏ xảy ra ở mái ấm Hoa Hồng, đến nay các cháu bé đã được đưa tới các cơ sở công lập khác trên địa bàn TPHCM để chăm sóc, đảm bảo an toàn.
Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cũng đã có công điện gửi cho lãnh đạo TPHCM yêu cầu địa phương ngay lập tức thực hiện các biện pháp chăm sóc trẻ; xem xét thanh kiểm tra xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức xâm hại trẻ nhỏ. Đặc biệt, cần rà soát lại việc cấp phép cho công tác chăm sóc bảo vệ trẻ em trên địa bàn thành phố…
Lợi dụng trẻ em để thu hút tài trợ?
Cục trưởng Đặng Hoa Nam cho biết, cơ sở mái ấm Hoa Hồng dù chỉ được cấp phép trông giữ tối đa 39 trẻ nhỏ, nhưng khi đoàn kiểm tra xuống thì số lượng lại tăng gấp đôi, thậm chí chủ cơ sở này còn cho biết có lúc lên tới gần 100 trẻ.
Việc cơ sở này tiếp nhận trẻ nhỏ vượt quá năng lực sẽ xảy ra tình trạng trẻ không được an toàn, không được chăm sóc trong điều kiện tốt nhất. Khi quá tải thì ngay những người trông coi, chăm sóc trẻ cũng dễ xuất hiện tâm lý không bình thường.
Do vậy, TPHCM cần có cơ chế chủ động điều phối chuyển tuyến đến các cơ sở khác trợ giúp. "Các cơ sở công lập của TP thừa sức làm tốt việc này", ông Nam nhận định.
Theo ông Nam, do các cơ sở ngoài công lập chăm sóc trẻ miễn phí nên họ được phép vận động kêu gọi hỗ trợ tiền bạc, vật chất… Vì vậy không loại trừ có nơi số trẻ chăm sóc vượt quá quy định nhưng vẫn cố tình giữ lại để thu hút tài trợ từ cộng đồng xã hội.
“Trách nhiệm của cơ quan quản lý cơ sở là phải nắm được số trẻ và chuyển tuyến đưa trẻ về môi trường gốc, hoặc thay thế môi trường gia đình. Cần phải làm nghiêm việc này để có phòng ngừa từ xa, đảm bảo an toàn cho trẻ”, ông Nam nói.
Thiếu quy định lắp camera giám sát
Cục trưởng Cục Trẻ em chia sẻ, một trong những nguyên nhân khiến việc bạo hành trẻ nhỏ ở mái ấm Hoa Hồng chậm được phát hiện là do cơ sở này không lắp đặt hệ thống camera giám sát. Do vậy có tình trạng ban ngày khi có các nhà hảo tâm đến thăm, cơ sở này chăm sóc trẻ rất tử tế, nhưng ban đêm thì lại xảy ra tình trạng bạo hành.
Thực tế này đặt ra vấn đề cần đưa quy định lắp camera giám sát tại các cơ sở chăm sóc trẻ nhỏ khi sửa đổi luật.
Ngoài ra, theo ông Nam, sau các vụ bạo hành trẻ nhỏ cho thấy chúng ta thiếu mạng lưới cộng tác viên xã hội chuyên biệt. Nếu chúng ta chỉ trông chờ vào đội ngũ thanh tra, kiểm tra thì rất khó phát hiện tình trạng bạo hành trẻ nhỏ, trong khi nhân lực lại hạn chế, số cơ sở có liên quan tới chăm sóc trẻ em lại quá nhiều. Ngay tại TPHCM đã có hàng trăm cơ sở làm nhiệm vụ này.
“Nhìn vào kinh nghiệm của các quốc gia, các cơ chăm sóc trẻ nhỏ dù công lập hay ngoài công lập khi có đội ngũ chăm sóc xã hội chuyên nghiệp làm việc, giám sát thường xuyên sẽ ngăn chặn sớm những trường hợp trẻ có nguy cơ bị xâm hại, bạo hành”, ông Nam nói.