【ty so nice】Chứng khoán tuần: Vốn ngoại mua ròng trở lại, tín hiệu tích cực tháng cuối năm?

时间:2025-01-12 09:05:32 来源:88Point

CK

Suốt năm 2019,ứngkhoántuầnVốnngoạimuaròngtrởlạitínhiệutíchcựcthángcuốinăty so nice đây là nhịp điều chỉnh mạnh nhất của VN-Index mà chưa hề có nhịp phục hồi nào. Mặc dù trong nhịp điều chỉnh từ đỉnh tháng 3/2019 tới cuối tháng 6/2019 VN-Index giảm còn mạnh hơn (-6,79%) nhưng thị trường vẫn liên tục xuất hiện các nhịp hồi ngắn hạn sau khi sụt giảm chưa tới 5%, chưa kể các phiên tăng giảm đan xen đều diễn ra trong suốt xu thế giảm.

Ngược lại, trong nhịp giảm hiện tại, VN-Index mới xuất hiện duy nhất 1 phiên đảo chiều tăng 0,5% hôm 19/11, còn lại chỉ là 2 phiên tăng trong biên độ 0,1-0,2%. Điều đó có nghĩa là quán tính giảm của thị trường hiện tại lớn nhất kể từ đầu năm.

Đây là điều khiến nhà đầu tư bối rối, vì rõ ràng bức tranh kinh tế lẫn hoạt động động doanh nghiệp niêm yết hiện tại không gì khác biệt so với vài tháng trước, thậm chí là tốt hơn. Thị trường chứng khoán toàn cầu cũng không xấu đi mà tốt hơn. Vậy tại sao thị trường chứng khoán trong nước lại đi ngược với tất cả các logic thông thường?

Hai tín hiệu cải thiện duy nhất mà thị trường có thể nhìn thấy tuần qua là: tốc độ giảm của VN-Index đã chậm lại và dòng vốn ngoại đã giảm áp lực bán trên thị trường.

Việc đà giảm chậm lại được xác nhận bằng mức điều chỉnh 0,7% tuần qua, hay giảm 7,03 điểm của VN-Index. Thị trường vẫn có tuần giảm thứ 3 liên tiếp. Lịch sử thị trường tính từ 2012, thời gian giảm tối đa của VN-Index chỉ là 4 tuần (dù mức độ giảm khác nhau) và sau đó luôn có ít nhất 1 tuần tăng (điểm số cuối tuần cao hơn điểm số đầu tuần).

Đó cũng là cơ sở cho hi vọng thị trường sẽ tạm dừng lại ở đâu đó trong tuần tới. Việc giảm quán tính tuần qua là một dạng tín hiệu sớm.

Đối với hoạt động bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài, trong hai tuần khối này rút ròng khỏi cổ phiếu 3 sàn (HSX, HNX, Upcom) tới gần 1.530,5 tỷ đồng. Trong đó, riêng cổ phiếu ở sàn HSX bị bán ròng 1.548,4 tỷ đồng (hơn 550 tỷ được rút qua bán thẳng khớp lệnh). Bán ròng với cổ phiếu là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến giá cổ phiếu giảm, kéo theo sự sụt giảm của VN-Index.

Áp lực rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài cũng được cho là nguyên nhân quan trọng đẩy thị trường vào xu thế giảm và diễn biến ngày càng xấu. Tính chung trong tháng 11/2019, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng với cổ phiếu của sàn HSX khoảng 1.246,7 tỷ đồng, tháng 10 bán ròng 1.739,9 tỷ đồng. Trong khi đó tháng 11/2018 khối này mua ròng 1.368,8 tỷ đồng, tháng 10/2018 mua ròng 9.364,2 tỷ đồng. Tháng 11/2017 mua ròng 10.055,8 tỷ đồng, tháng 10/2017 bán ròng 297,1 tỷ đồng...

Nếu thống kê lịch sử dài hơn thì vẫn làm nổi bật sự trái ngược quy luật mua ròng những tháng đầu quý 4 hàng năm. Nếu năm nay dòng vốn này tiếp tục không mua ròng hoặc bán ròng mạnh trong tháng 12, đây sẽ là năm giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài khác lạ nhất kể từ đợt khủng hoảng 2009.

Vì vậy, những phiên mua ròng nhẹ trong tuần qua là một tín hiệu đáng để hi vọng, rằng dòng vốn ngoại đã bán đủ rồi và có thể quay lại đúng với quy luật hàng năm trong tháng 12. Tuần cuối tháng 11, nhà đầu tư nước ngoài vẫn bán ròng cổ phiếu trên ba sàn khoảng 72,4 tỷ đồng. Riêng cổ phiếu sàn HSX bị bán ròng 46,9 tỷ đồng nhưng chứng chỉ quỹ E1VFMVN30 được mua ròng 96,4 tỷ đồng, giúp dòng vốn chung vẫn là dương.

Điểm tích cực có thể nhìn thấy qua giao dịch khớp lệnh, cổ phiếu HSX được mua ròng 61,8 tỷ đồng và 3 phiên cuối tuần vị thế giao dịch đã đảo chiều sang mua ròng.

Chỉ riêng việc khối ngoại quay lại mua ròng không thể coi là tín hiệu thị trường sẽ kết thúc xu thế giảm. VN-Index hoàn toàn có thể giảm thêm nữa, nhưng khối ngoại giảm bán sẽ bớt đi một sức ép đáng kể trên thị trường. Phần còn lại sẽ là nhà đầu tư trong nước có còn nhắm mắt cắt lỗ, bán tháo nữa hay không.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 29/11

Giá đóng cửa ngày 22/11

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 29/11

Giá đóng cửa ngày 22/11

Mức tăng (%)

TTB

7.32

10.5

-30.29

YBM

5.26

3.76

39.89

VPK

2

2.4

-16.67

HVX

3.62

2.82

28.37

TIX

28.35

33.5

-15.37

DCL

23

18

27.78

MCP

14.8

17.4

-14.94

CCL

7.88

6.4

23.13

L10

15.85

18.15

-12.67

FIT

5.06

4.15

21.93

FRT

26.9

30.8

-12.66

LAF

9.72

8.01

21.35

TCD

9.64

11

-12.36

TCR

2.22

1.91

16.23

SHP

21.1

23.9

-11.72

VRC

23

20

15

VNL

14.15

16

-11.56

PXT

1.8

1.58

13.92

PGD

33.5

37.5

-10.67

HVG

8.5

7.51

13.18

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 29/11

Giá đóng cửa ngày 22/11

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 29/11

Giá đóng cửa ngày 22/11

Mức tăng (%)

VNT

38.9

59

-34.07

HBE

13.4

10.3

30.1

NRC

14.7

19.44

-24.4

HAD

28.9

23.3

24.03

PMP

9.6

12.1

-20.66

PVG

7.3

6.1

19.67

NHP

0.4

0.5

-20

TVC

17.4

14.8

17.57

HKB

0.5

0.6

-16.67

CSC

21.6

18.5

16.76

TKC

4.7

5.6

-16.07

PPP

13.9

12

15.83

NDF

1.2

1.4

-14.29

VC6

8.9

7.7

15.58

MBG

33

37.7

-12.47

L14

66.3

57.6

15.1

DNC

26.1

29.7

-12.12

TIG

6.5

5.7

14.04

WSS

2.3

2.6

-11.54

AMV

23.7

20.9

13.4

Một điểm cũng phải lưu ý là mức giảm của VN-Index tuần qua chủ yếu đến từ biến động giá của SAB giảm 3,8%, VHM giảm 1,7%, GAS giảm 2,5%, CTG giảm 3,1%. Trong khi đó các cổ phiếu quan trọng khác đã tạm tìm được thế cân bằng và giảm không nhiều như VIC, VCB, VNM, BID.

Vì vậy nếu đánh giá rủi ro giảm thêm của VN-Index thì sẽ là rủi ro của các mã lớn SAB, VHM, GAS (CTG vốn hóa còn nhỏ). SAB đang có nguy cơ lớn nhất khi cuối tuần qua đã giảm thủng đáy 2019. Khả năng cao SAB sẽ phải tìm hỗ trợ tương đương mặt bằng quý 3/2018 ở quanh 220.000 đồng, nghĩa là có thể giảm thêm gần 3% nữa. VHM tuần qua giảm nhiều nhưng thực ra cũng chưa để thủng đáy ngày 22/11 tại 90.300 đồng. GAS đã điều chỉnh tới ngưỡng hỗ trợ tâm lý 100.000 đồng cũng là tương đương đáy tháng 10/2019.

Như vậy, từ góc độ kỹ thuật, thị trường có điều kiện cho một diễn biến dừng giảm và phục hồi sau nhịp rơi sâu và mạnh. Tính chất của nhịp phục hồi này sẽ phụ thuộc vào việc nhà đầu tư có tham gia nhiều hay ít, cũng như có coi đó là cơ hội để thật sự kết thúc xu hướng giảm, hay chỉ là một cơ hội thoát kẹp./.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

18.11.2019

3,619.0

263.3

331.0

19.11.2019

3,377.7

320.2

372.7

20.11.2019

3,677.8

344.7

378.4

21.11.2019

4,304.8

355.0

446.7

22.11.2019

4,511.3

290.3

338.4

25.11.2019

3,323.2

272.2

295.8

26.11.2019

3,523.9

457.7

673.5

27.22.2019

3,004.7

331.8

252.8

28.11.2019

3,555.5

291.0

233.1

29.11.2019

2,991.4

372.2

225.6

Trọng Nghĩa

推荐内容