【nhận định u19 việt nam】Gạo Lộc Ninh bao giờ có thương hiệu?
Hương đồng Lộc Khánh
Vụ mùa này,ạoLộcNinhbaogiờcoacutethươnghiệnhận định u19 việt nam gia đình già làng Lâm Khênh ở ấp Chà Đôn, xã Lộc Khánh gieo sạ 8 sào lúa Kiến Vàng. Đây là giống lúa mùa truyền thống của người Khmer ở Lộc Khánh nói riêng và Lộc Ninh nói chung. Chất lượng gạo của giống lúa này thơm ngon, được khẳng định qua nhiều thế hệ, trong đó có gia đình già. Già làng Lâm Khênh tự hào: “Giống lúa Kiến Vàng mình trồng từ xưa đến giờ có hột phân, bao thuốc nào đâu, chỉ cần nước thôi. Vậy mà chất lượng giống lúa này ngon, thơm lắm. Đặc biệt, trưa mình ăn, cái bụng no đến chiều, no dai lắm. Còn giống lúa ngắn ngày bây giờ, ăn đến 3 giờ chiều là thấy đói rồi, mình phải ăn thêm”.
Anh Lâm Sơn gieo sạ trên cánh đồng thuộc ấp Chà Đôn, xã Lộc Khánh, huyện Lộc Ninh
Ngoài giống lúa Kiến Vàng, giống lúa Katanot cũng là một đặc sản của người trồng lúa xã Lộc Khánh. Tuy nhiên, trước sức ép về sản lượng cũng như chất lượng của nhiều giống lúa mới ngắn ngày, giống lúa Kiến Vàng và Katanot đã thất lạc thời gian dài. Cách đây hai năm, già làng Lâm Khênh mới tìm lại được giống lúa này mang về gieo trồng trên đồng ruộng của gia đình. Nhận thấy giá trị của giống lúa truyền thống, có nhiều ưu điểm khác biệt so với các giống lúa còn lại được gieo cấy trên địa bàn, UBND xã Lộc Khánh đã cho chủ trương thu mua toàn bộ sản lượng lúa Kiến Vàng của gia đình già làng Lâm Khênh để nhân rộng trên địa bàn toàn xã.
Lộc Khánh có trên 400 ha ruộng lúa, trong đó hơn 100 ha lúa một vụ. Kiến Vàng và Katanot là hai giống lúa mùa mỗi năm chỉ gieo trồng được một vụ. Đối với hai giống lúa này, mọi sự can thiệp của con người từ phân bón đến thuốc hóa học sẽ trở nên thừa thãi. Bởi khi đưa phân vào, cây lúa sinh trưởng nhanh dễ dẫn đến đổ gãy; việc bón thúc cũng vô nghĩa vì cây lúa sẽ chẳng bao giờ trổ bông nếu thời tiết không thuận lợi. Khi cây lúa giống Kiến Vàng trổ bông là người trồng lúa ở xã Lộc Khánh nhận biết mùa mưa đã kết thúc.
Khát vọng thương hiệu
Lộc Khánh đang trên đường hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới vào cuối năm 2021. Toàn xã đã đạt 14/19 tiêu chí của chương trình. Toàn bộ hệ thống kênh mương nội đồng phục vụ cho đồng ruộng đã được đầu tư, xây dựng hoàn thiện. Đồng ruộng chỉ sản xuất một vụ nhờ nước trời trước đây giờ đã được nâng lên hai, ba vụ. Xã Lộc Khánh đang là tâm điểm của huyện Lộc Ninh trong hành trình xây dựng thương hiệu cho hạt gạo.
Già làng Lâm Khênh cùng thạc sĩ Võ Ngãi, Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Lộc Ninh kiểm tra chất lượng nảy mầm của giống lúa ST24 trước khi sạ - Ảnh: Viết Bằng
Không chỉ dừng lại ở việc duy trì giống lúa truyền thống, Lộc Khánh đang được lãnh đạo UBND huyện Lộc Ninh cho chủ trương đầu tư xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm giống lúa ST24 để kết hợp cùng giống lúa địa phương tạo nên tính đa dạng trong từng sản phẩm. Đây cũng là giải pháp để xã thực hiện tiêu chí nâng cao thu nhập cho người dân.
Vụ mùa này, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Lộc Ninh xây dựng 20 mô hình trên địa bàn xã, mỗi mô hình 0,5 ha, canh tác giống lúa ST24. Phần lớn các mô hình dành cho nông hộ là người dân tộc thiểu số có kinh nghiệm trồng lúa lâu năm. Đây được xem là bước đột phá của huyện Lộc Ninh nhằm nâng cao nhận thức về phương thức canh tác theo hướng hữu cơ cho cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
“Kết quả của mô hình hướng đến là làm phong phú thêm bộ giống lúa để người dân lựa chọn sản xuất tập trung cho phù hợp với đặc điểm từng thời vụ, nâng cao chất lượng hạt gạo. Đây cũng là tiền đề để xây dựng thương hiệu gạo Lộc Khánh và góp phần hình thành “Mỗi xã một sản phẩm”, thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới của xã Lộc Khánh trong năm nay” - Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Lộc Ninh Võ Ngãi nhấn mạnh.
Bởi sự phụ thuộc vào thời tiết nên chất lượng hạt gạo làm ra từ giống lúa Kiến Vàng hay Katanot đậm hương vị tự nhiên của nước trời, của nắng, gió và đảm bảo an toàn do không bị can thiệp bởi phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Cho dù mình có muốn nó không sạch cũng không được. Đây cũng là một đặc ân của đất trời đã ban tặng cho xã Lộc Khánh trên con đường xây dựng sản phẩm OCOP. |
Chủ tịch UBND xã Lộc Khánh Trần Quang Vinh |
Huyện Lộc Ninh đang dẫn đầu cả tỉnh về diện tích lúa nước lẫn lúa rẫy với tổng trên 4.500 ha, trong đó có 4.200 lúa nước. Tuy nhiên, những hạt gạo nông dân làm ra chưa có thương hiệu nên chưa được nhiều người biết đến, ngay cả gạo Kiến Vàng hay Katanot của xã Lộc Khánh cũng đang còn mới mẻ, giá trị của chúng chưa ngang tầm với chất lượng. Khẳng định đây là một trong những sản phẩm đặc trưng của xã Lộc Khánh nói riêng và huyện Lộc Ninh nói chung, Chủ tịch UBND xã Lộc Khánh Trần Quang Vinh mong muốn chính quyền các cấp sớm có chính sách bảo vệ thương hiệu cho giống lúa Kiến Vàng.
Xây dựng thành công thương hiệu “Gạo Kiến Vàng Lộc Khánh” không chỉ đưa chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” của Lộc Khánh về đến đích mà còn là cách làm cần thiết để nâng cao giá trị hàng hóa đặc trưng của địa phương, tăng thu nhập cho nông dân. Về lâu dài, thương hiệu không chỉ tạo ra sự khác biệt, định vị sản phẩm trong nhận thức của người tiêu dùng mà còn là công cụ quảng bá hình ảnh địa phương hiệu quả.
相关文章
CSGT đo nồng độ cồn xuyên đêm, phát hiện tài xế vi phạm gấp đôi mức 'kịch khung'
Đêm 23/9 rạng sáng 24/9, Tổ công tác kiểm tra chéo địa bàn v2025-01-25Tài khoản của chủ đầu tư dự án 8B Lê Trực chưa bị phong tỏa
Các lực lượng thi công tiến hành phá dỡ phần vi phạm tại tầng 19 tò2025-01-25Sớm chấm dứt quy hoạch tùy tiện, ngẫu hứng
Theo ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tếcủa Quốc hội, quy hoạch là cầu nối giữa2025-01-25Hơn 3.300 tỷ đồng xây khu dân cư trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm
Dự án có tổng mức đầu tư3.345 tỷ đồng, bao gồm dự ánđường trục Bắc - Nam, đoạ2025-01-25- Thực ra, chúng ta không có quyền làm giảm giá trị của một người trong mắt của chính ng2025-01-25
Chưng cư Ngoại giao Đoàn: Không gian hiện đại và đẳng câp hội tụ
Dự áncăn hộ Ngoại giao Đoàn do Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP làm chủ đầu tưvới quy mô 62,8 ha2025-01-25
最新评论