VHO - Bài viết này không nói về cuộc đời của công chúa Huyền Trân,ữngbuổingàyxưavọngnóivềtỷ lệ kèo bóng đá hôm không nói về nơi mất, phần mộ của công chúa Huyền Trân ở đâu, cũng như sau khi vua Chế Mân qua đời, ai đón công chúa Huyền Trân từ Chiêm Thành về Thăng Long…
Bởi lẽ, những sự kiện trên sử sách đã ít nhiều nói đến. Tác giả chỉ muốn cung cấp thông tin về Chùa Hổ Sơn, công chúa Huyền Trân từ thơ ca dân gian vùng Hổ Sơn và bài thơ chữ Hán thất ngôn bát cú “Hổ Sơn tức sự” (Truyện về Hổ Sơn) mà tác giả sưu tầm được với nhan đề “Chùa Hổ Sơn, Huyền Trân công chúa, Những buổi ngày xưa vọng nói về”.
Chùm Thơ ca dân gian nói về Chùa Hổ Sơn, công chúa Huyền Trân do các bậc cao niên vùng Hổ Sơn cung cấp.
Bài thơ chữ Hán “Hổ Sơn tức sự” do ông Dương Văn Vượng sưu tầm, ông Ngô Vinh, nguyên cán bộ Sở Nông nghiệp tỉnh Nam Định dịch nghĩa, dịch thơ
So với những tài liệu khác, chùm Thơ ca dân gian và bài thơ “Hổ Sơn tức sự”cung cấp cho người đọc nhiều thông tin mới, có giá trị:
Không gian chùa Hổ Sơn xa xưa, có vẻ đẹp thần tiên, nguyên thủy. Bồng lai Tiên cảnh lắm, nhưng cũng hoang dã lắm:
Chốn này cây cối tốt tươi
Chim bay vượn hót rợp trời bóng râm
Thú đàn gặm cỏ thong dong
Tiếng vang vọng núi từ trong ra ngoài.
(Thơ ca dân gian vùng Hổ Sơn)
Ngày nay, tìm được cảnh này để phục vụ cho du lịch là khó có thể. Tuy nhiên, cuộc sống của con người ở nơi đây lại rất an yên, vui vẻ:
Xóm thôn vui vẻ tiếng cười
Lúa đồng mùa vụ tốt tươi trước chùa.
Để có cuộc sống an yên này, người dân nơi đây phải chống lại thú dữ. Không phải ngẫu nhiên, núi có tên là Núi Hổ (Hổ Sơn). Cuốn Lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Liên Minh của Bùi Văn Tam và Bùi Hữu Bính, kể lại rằng, vùng này ngày xưa lắm hổ, người họ Hoàng ở đây có đội “Dũng sĩ diệt hổ” để bảo vệ dân làng.
Cảnh đẹp, lại gần quê cha đất tổ Thiên Trường nên từ chùa Vũ Ninh ở núi Trâu Sơn, Kinh Bắc, Công chúa đã chọn chùa Hổ Sơn để nương nhờ Cửa Phật:
An Kiếp sơ tầm Côi tả xứ
Cư trần trạch đắc Hổ Sơn yêu (Hổ Sơn tức sự)
Dịch nghĩa: Yên phận tạm tìm tả Côi Sơn
Đất tìm được là lưng chừng Núi Hổ
Dịch thơ: Tạm về xứ đoài, đồi Gôi đó
Đến ở Đông Phương: Núi Hổ chờ
Một số tài liệu viết, Công chúa về Hổ Sơn, xây dựng chùa.
Thơ ca dân gian vùng Hổ Sơn lại cho thông tin khác:
Từ ngày Công chúa về tu
Cảnh thêm sầm uất, chuông chùa rền vang
Như vậy, chùa Hổ Sơn đã có từ trước, Công chúa về, cảnh được tôn tạo đẹp hơn, linh thiêng hơn.
Cách đây trên 700 năm, thời Công chúa về vùng đất Vụ Bản, biển đã lùi, nhưng chưa lùi xa. Phía trước chùa, là biển cả. Và, công chúa Huyền Trân về chùa Hổ Sơn bằng đường biển. Hai câu thơ mở đầu bài thơ Hổ Sơn Tức Sự, cho ta biết thông tin này:
Hải thượng phong vân bất mộ tiêu
Ô hồi thỏ vãng, thủy hành dao
Dịch nghĩa: Trên biển gió thổi mây giăng suốt sớm chiều
Quạ về, thỏ tới (mặt trời lặn, trăng lên)
Khách đường thủy từ nơi xa xăm trở về
Dịch thơ:Sớm chiều trên biển gió mây mờ
Trời lặn, trăng lên, khách cập bờ
Tin rằng con đường vượt biển về chùa Hổ Sơn của Công chúa, không tránh khỏi những gian vất vả.
Có một điều, tài liệu, sách vở từ xa xưa tới nay, chưa nói hoặc ít nói đến, đó là tâm trạng, nỗi lòng canh cánh của Công chúa Huyền Trân đối với người chồng đã mất khi về chùa Hổ Sơn. Người đọc chỉ có thể khai thác được trong bài Hổ Sơn Tức Sự:
Dữ phu bất dĩ trinh tâm biểu
Kiến nhật hà năng phụ đạo tiêu
Dịch nghĩa: Tuy không biểu lộ được lòng trinh bạch với chồng
Nhưng mặt trời có thể soi tỏ đạo làm vợ (của Huyền Trân)
Dịch thơ:Trinh bạch lòng em chưa kịp ngỏ
Thảo hiền phận vợ vẫn không mờ
Về Hổ Sơn là Công chúa về với dân, sống gần dân, thương yêu dân, giúp đỡ dân trong mọi hoàn cảnh:
Ni cô gần gũi mọi người
Thương dân giúp đỡ hộ nào khó khăn
Nhà nghèo không được học hành
Cấp cho giấy bút đến nhanh học đường
Chẳng may sự cố ưu phiền
Thuốc thang cứu chữa, sớm hôm bù trì.
(Thơ ca dân gian Vùng Hổ Sơn)
Bên cạnh gần dân, giúp dân, Huyền Trân còn dành trọn đời cho công việc truyền Phật Pháp. Và cuộc sống, sinh hoạt cũng rất đời thường như kiếm củi, có lúc làm thơ, ngâm thơ.
Thử Sinh cảm đối truyền kinh kệ
Mỗi tá tao nhân hóa ấp tiều
Dịch nghĩa: Nguyện trọn đời cho việc truyền kinh kệ
Lúc mượn danh thi nhân, khi hóa chú tiều kiếm củi
Dịch thơ:Tâm nguyện trọn đời truyền Phật Pháp
Khi thì kiếm củi, lúc ngâm thơ.
Một người công đức như thế, nghĩa cử cao đẹp như thế đến khi “hóa hồi” nhân dân vô cùng thương tiếc:
Đến khi Công chúa hóa hồi.
Nhân dân thương tiếc không nguôi tấm lòng.
(Thơ ca dân gian vùng Hổ Sơn)
Hàng năm, nhân dân vùng Hổ Sơn mở hội kỷ niệm để tỏ lòng nhớ ơn Công chúa:
Thanh bình ngày tháng thong dong
Mở hội kỷ niệm giữa lòng Tháng Tư
(Thơ ca dân gian vùng Hổ Sơn)
Giữa lòng tháng Tư, là ngày 9 tháng Tư âm lịch hàng năm.
Và đây là lời nhắn mời người con ở mọi phương hằng năm vào ngày 9 tháng tư âm lịch về dự Hội Chúa ở làng Hổ Sơn, xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định :